| Hotline: 0983.970.780

Khóc cười lúa lai trỗ lôm nhôm

Thứ Năm 16/09/2010 , 10:38 (GMT+7)

Lại chuyện cười ra nước mắt, khi hàng chục hộ nông dân ở huyện Văn Chấn (Yên Bái) giật mình nhìn ra cánh đồng lúa sắp gặt thấy khóm thì chín, khóm đang ra đòng, nhiều khóm lại xanh rì.

Lại chuyện cười ra nước mắt, khi hàng chục hộ nông dân ở huyện Văn Chấn (Yên Bái) giật mình nhìn ra cánh đồng lúa sắp gặt thấy khóm thì chín, khóm đang ra đòng, nhiều khóm lại xanh rì. Họ mới tá hoả trình báo các cơ quan chức năng. So sánh hình bông lúa in trên bao bì và lúa thu hoạch mới hay thóc giống loại này đem đóng trong vỏ bao khác. Cứ ù xoẹ, theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó…

Thông tin mới nhất mà chúng tôi nhận được, hai xã Hạnh Sơn và Phúc Sơn của huyện Văn Chấn đang khóc dở, mếu dở khi hàng chục ha lúa lai vụ mùa bông trỗ lôm nhôm, hạt chín, hạt lép, hạt mới đông sữa… Ông Hà Văn Xiên, phó bản Viềng Công cho biết: Bản Viềng Công lớn nhất xã Hạnh Sơn có 287 hộ, hơn 1.300 khẩu diện tích ruộng 62 ha. Từ lâu bà con có tập quán SX vụ đông, chủ yếu là trồng ngô đông. Cây ngô đông không chỉ cho thu nhập chắc chắn cho người dân mà còn cung cấp chất đốt, thức ăn chăn nuôi cho trâu bò trong những ngày đông giá rét. Vì thế, vụ mùa bao giờ cũng được bà con cấy sớm để kịp làm vụ đông.

Cũng theo ông Xiên "Năm nay do Trại giống cây trồng Nghĩa Văn khi đó chưa có giống bán nên bà con tự tìm giống, một số hộ mua ở cửa hàng bán lẻ của bà Hằng và ông Từ, một số mua của Cửa hàng VTTH Vinashin. Bà con dân tộc chúng tôi trình độ dân trí thấp, cứ thấy ghi trên bao bì giống lúa lai là mua về, chứ đâu biết chất lượng giống như thế này đâu…".

Ông Nguyễn Văn Đĩnh, Bí thư xã Hạnh Sơn cùng hai ông phó thôn Hà Văn Xiên và Lò Văn Hặc dẫn chúng tôi ra ruộng lúa của gia đình ông Vì Văn Chướng. Bốn bố con ông Chướng đều cấy lúa lai 3 dòng Nhị ưu 838 của Cty TNHH Thanh Việt (Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc) trên diện tích 4.300m2. Tại ruộng lúa của gia đình ông Chướng, chúng tôi thấy lúa trỗ không đều, bông cao bông thấp, nhiều bông lép, bạc trắng. Nghi sâu đục thân, tôi tút bông lên thì cọng bông lúa vẫn xanh nguyên không hề bị sâu đục thân, không có biểu hiện của nấm cổ bông.

Ông Lò Văn Hặc lội xuống ruộng nhổ mấy khóm lúa cây còn xanh nguyên giơ cho tôi xem. Những khóm lúa này có những biểu hiện khác thường: Khóm đang ra đòng, khóm xanh thì con gái. Nhìn đám ruộng chỗ xanh chỗ chín, cứ loang lổ, lỗ mỗ xác xơ như giống lúa hoang dại. Với diện tích 1m2 có 30 khóm lúa, thì đếm được 10 khóm lúa còn xanh. Ông Hặc cho biết: Gia đình ông Chướng đã cắt bớt số khóm lúa không trổ bông về cho trâu ăn rồi, nếu cứ để còn thấy nhiều nữa…

Sau khi phát hiện lúa lai trổ bông lôm nhôm, bà con thôn Viềng Công đã mang vỏ bao lúa giống mua tại cửa hàng VTTH Vinashin, cửa hàng bà Nguyễn Thị Hằng và ông Trần Quang Từ, ở tổ 14, phường Trung Tâm, TX. Nghĩa Lộ nộp cho trưởng thôn. Sáng 13/9 UBND huyện Văn Chấn đã yêu cầu Phòng NN-PTNT tới xác minh số diện tích lúa trỗ bất thường. Theo thống kê ban đầu, có 77 hộ với diện tích 14,007 ha.

Những bao bì mà bà con mang đến nộp cho trưởng thôn, có 4 loại giống: Giống lúa lai 3 dòng Nhị ưu 838 bà con mua tại cửa hàng của bà Hằng và ông Từ, phía sau bao bì có dán tem ghi: “Mã hiệu LG: 31.02.LL.F1.NK09.04 - Khối lượng tịnh: 1kg - Ngày SX và TH: Tháng 10/2009 - Hạn sử dụng: Tháng 5/20011 - Bảo quản: Nơi khô ráo thoáng mát”. Tem này không ghi đơn vị nhập khẩu, số lô, ngày tháng năm nhập khẩu là vi phạm các qui định về nhập khẩu giống. Đơn vị cố tình giấu tên để nhập nhèm đánh lận con đen, mà hậu quả người dân phải gánh chịu.

Đó là hai giống lúa lai của Cty CP Giống cây trồng Bắc Ninh được Cửa hàng VTTH Vinashin mua về bán cho nông dân là giống Bồi tạp Sơn Thanh do Sở Nghiên cứu khoa học nông nghiệp TP. Bắc Lưu, Quảng Tây SX với giá 58.000đ/kg; giống Nhị ưu 838, do Cty TNHH Khai Phát Bồ Đề nông nghiệp Quảng Tây SX với giá 60.000đ/kg. Trên vỏ bao bì đều dán tem của Cty CP Giống cây trồng Bắc Ninh nhập khẩu. Theo bà con phản ánh, hai giống lúa này đều có biểu hiện: Trỗ không đều, nhiều bông lép.

Ông Nguyễn Hợp Đoàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn cho biết: Chúng tôi đã chỉ đạo các xã thống kê diện tích lúa trỗ không đều, đề nghị Sở NN-PTNT và các cơ quan chức năng xác minh làm rõ những giống lúa đó để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân…

Tiếp đến, giống Nhị ưu 838, do Cty TNHH Giống cây trồng Thịnh Dụ Tứ Xuyên - Trung Quốc SX, Cty CP Giống cây trồng Trung ương nhập khẩu. Trên vỏ bao bì có dán tem của Cty CP Giống cây trồng Trung ương. Gia đình ông phó thôn Lò Văn Hặc cấy hơn 4.000m2 giống lúa này mua ở cửa hàng VTTH Vinashin TX. Nghĩa Lộ, ông dẫn chúng tôi ra tận ruộng xem. Ruộng lúa nhà ông chín không đều, chỗ xanh chỗ chín, rất nhiều bông lép. Quan sát cùng trên một bông, một số hạt đầu bông thì đã chín vàng, giữa bông nhiều hạt còn xanh, nhiều dảnh sữa chưa đông. Bà Cầm Thị Oanh vợ ông Hặc thở dài: Lúa năm nay trỗ thế này thì đói rồi bác ơi… Ông Xiên ngắt một số bông rồi đọ vào bao bì giọng gay gắt: Vỏ bao bì ghi Nhị ưu 838, khi trỗ lại ra thứ lúa này.

Ông Hà Thanh Tú, cửa hàng trưởng cửa hàng VTTH Vinashin thừa nhận đã nhập 5 giống lúa, khoảng 40 tấn cung cấp cho các huyện Văn Chấn, Nghĩa Lộ, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (Yên Bái) và Phù Yên (Sơn La). Hiện mới có thôn Viềng Công và bản Tào phản ánh lúa trỗ không đều, còn các nơi khác thì chưa thấy ai phản ánh gì… Chúng tôi được biết, một số hộ ở bản Thón, xã Phúc Sơn (Văn Chấn) mua giống ở cửa hàng bà Ngoan, TX. Nghĩa Lộ cũng có hiện tượng bông lúa lép tới 20%, lá nhỏ, hạt bé.

Không loại trừ nguyên nhân do lẫn cơ giới

Ông Nguyễn Hợp Đoàn, PCT UBND huyện Văn Chấn: “Chúng tôi đang tiến hành xác minh nguyên nhân lúa trỗ không đều ở huyện. Thống kê ban đầu diện tích bị thiệt hại không nhiều, khoảng trên 14 ha. Điều lạ là giống của 2 đơn vị cung ứng đều có “bệnh” như nhau là lúa… trỗ không đều. Có nhiều nguyên nhân làm lúa trỗ không đều trong đó cũng có thể do lẫn cơ giới, vì vụ mùa thời vụ rất gấp có thể bà con làm đất không kỹ, lúa rụng từ vụ trước có cơ hội mọc lại gây lẫn giống. Chúng tôi đang tiến hành điều tra và sẽ có kết quả sớm nhất”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm