| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa thơm RVT

Thứ Hai 26/12/2011 , 10:50 (GMT+7)

RVT có chất lượng gạo tốt. Hạt gạo thon, dài (6,97 mm), trong bóng. Cơm thơm ngon, vị đậm, ăn nguội vẫn dẻo.

Vấn đề đang đặt ra cho các nhà tạo giống là tìm được bộ giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, ngắn ngày, sạch sâu bệnh, khả năng chống chịu tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, bảo vệ môi trường và nâng cao sức khỏe cộng đồng…

Giống lúa thơm RVT vừa được Bộ NN-PTNT công nhận giống Quốc gia, bản quyền thuộc Công ty CP Giống cây trồng Trung ương, dường như hội tụ đầy đủ các tiêu chí trên, đáp ứng được yêu cầu thay thế giống lúa Bắc thơm 7 và các giống lúa thuần chất lượng khác ở phía Bắc đang có xu hướng thoái hóa, dễ nhiễm bệnh… Cụ thể vụ mùa 2011, giống Bắc thơm 7 tại nhiều địa phương bị nhiễm bệnh bạc lá nặng, năng suất thấp, trong khi giống lúa thơm RVT hoàn toàn sạch bệnh, dễ canh tác, gạo ngon và có năng suất cao hơn (18 - 20%).

Giống lúa thơm RVT có chiều cao cây từ 100- 110 cm, phiến lá đứng, dầy, lá đòng lòng mo, đẻ nhánh khá, thân cứng, khóm gọn... Thời gian sinh trưởng ngắn, miền Bắc vụ xuân từ 120-125 ngày, vụ mùa 95-100 ngày tùy vùng khí hậu. Vùng Bắc Trung bộ thời gian rút ngắn 3-5 ngày; Nam Trung bộ và Tây Nguyên vụ đông xuân 110-115 ngày, vụ hè thu 100-105 ngày. Khu vực Nam bộ vụ đông xuân 100-105 ngày, vụ hè thu 90-100 ngày.

Tiềm năng năng suất cao, ổn định tại các vùng và các vụ khác nhau. Năng suất trung bình 60-65 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 70-75 tạ/ha. Chất lượng gạo tốt. Hạt gạo thon, dài (6,97 mm), trong bóng. Cơm thơm ngon, vị đậm, ăn nguội vẫn dẻo. Tỷ lệ gạo lật 78,4%, gạo xát 68%, độ bạc bụng 0%, hàm lượng protein cao 9,2%, hàm lượng amylose 15,2%. Nhiệt độ hóa hồ thấp, khi nấu nhanh chín, hạt nở theo chiều dài rất đẹp.

Giống lúa thơm RVT có khả năng chống đổ, chịu rét, úng và mặn tốt. Kháng chịu với các loại sâu bệnh hại chính như: rầy nâu, đạo ôn, khô vằn và đặc biệt là kháng bệnh bạc lá ở vụ mùa… Lúa thơm RVT có tính thích nghi rất rộng, khắp cả nước.

Từ vụ xuân 2009 đến nay, RVT đã được gieo trồng tại nhiều tỉnh, thành, mùa vụ của miền Bắc như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Điện Biên, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… đều cho kết quả tốt, ngắn ngày, năng suất cao và ổn định (65-68 tạ/ha), dễ canh tác, có khả năng chống chịu tốt, ít sâu bệnh, chất lượng gạo ngon, được bà con nông dân ưa chuộng. Tại tỉnh Đăk Lăk, vụ mùa 2011, giống lúa thơm RVT đã thể hiện ưu thế vượt trội cả về năng suất (đạt 75 tạ/ha, cao hơn các giống lúa thuần đại trà đang sản xuất tại địa phương từ 15-20%) và chất lượng gạo ngon, nông dân đánh giá rất cao.

Tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, RVT được đưa ra sản xuất đại trà hàng trăm ha đã đạt kết quả tốt, khẳng định được vị thế hơn hẳn các giống lúa thuần khác trên vùng đất nhiễm mặn. Lúa đẻ nhánh khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, cứng cây, chống đổ, chịu được nồng độ mặn < 1/1.000, chi phí sản xuất thấp. Năng suất bình quân đạt 65 – 70 tạ/ha. Sau khi thu hoạch, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm giống lúa thơm RVT cho nông dân theo giá cao hơn 40% so với giá lúa thường.

Ngay trong vụ xuân 2012, Công ty CP Giống cây trồng Trung ương đang tiến hành triển khai liên kết hợp tác với Tổng công ty Lương thực miền Bắc và các công ty kinh doanh lương thực khác xây dựng vùng lúa chất lượng RVT và bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra để xây dựng thương hiệu gạo thơm RVT của Việt Nam, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hướng dẫn gieo trồng giống lúa thơm RVT: 

Yêu cầu kỹ thuật:

- Thích hợp loại đất chân vàn, vàn cao. Chịu chân đất chua mặn ven biển và đất nhiễm phèn.

- Thời vụ: Thích hợp trà xuân muộn và mùa sớm ở các tỉnh phía Bắc. Đông xuân và hè thu ở các tỉnh phía Nam.

- Kỹ thuật gieo trồng: Có thể gieo sạ hoặc cấy tùy theo tập quán từng vùng.

- Bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chế độ nước như các giống lúa thuần ngắn ngày khác.

*Lưu ý: Thời vụ gieo cấy tùy theo lịch thời vụ của mỗi địa phương. Là giống ngắn ngày nên cấy mạ non và bón phân sớm, tập trung, không nên bón phân đạm lai rai, có thể sử dụng phân tổng hợp NPK khác, bón theo hướng dẫn trên bao bì. Gặt lúa vừa độ chín, phơi nắng nhẹ, không phơi quá mỏng, để tăng độ thơm của gạo.

Các địa phương có nhu cầu hợp tác xây dựng vùng lúa chất lượng giống thơm RVT làm hàng hóa hoặc tìm hiểu thông tin, xin liên hệ: Công ty CP Giống cây trồng Trung ương; Trụ sở chính: Số 1, Lương Định Của, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 04.38523294; 04.38523267; 0913580247; Fax: 04.38527996; Website: www.vinaseed.com.vn

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm