| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp giảm rủi ro trong nuôi tôm

Thứ Năm 05/04/2012 , 10:06 (GMT+7)

Để thực hiện những giải pháp hướng tới bền vững trong năm 2012 và các năm tiếp theo thành công, cần có sự nỗ lực chung các ngành, các cấp chính quyền và người dân.

Hiện nay phần lớn diện tích nuôi tôm ở Bạc Liêu đang vào vụ thả nuôi. Tuy nhiên, giá cả vật tư tiếp tục leo thang, chất lượng con giống chưa đảm bảo; nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn, khó lường.

>> Tôm chết do giống
>> Mầm họa của người nuôi tôm Bình Định
>> Nông dân lãnh đủ
>> Tôm ''chết yểu''
>> 400 hộ nuôi tôm thiệt hại

Việc lạm dụng thuốc BVTV trong xử lý nuôi trồng thủy sản (NTTS) vẫn còn khá phổ biến. Công tác quản lý thuốc hóa chất, thức ăn trong còn bất cập. Mặt khác, khâu thủy lợi nội đồng phục vụ NTTS chưa đáp ứng yêu cầu, cùng với ý thức bảo vệ môi trường của người SX còn hạn chế. Trong khi đó, thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là áp lực về giá tôm nguyên liệu tăng cao khiến nông dân nóng vội thả tôm sớm trước lịch thời vụ.

Năm 2011 người NTTS ở Bạc Liêu gặp muôn vàn khó khăn. Thời tiết bất lợi làm tăng thêm rủi ro so với những năm đầu chuyển đổi. Môi trường có dấu hiệu ô nhiễm, chất lượng con giống giảm sút làm tôm chậm hơn. Dịch bệnh tôm khó kiểm soát, điều trị kém hiệu quả và lây lan trên diện rộng. Nhờ có sự tham gia tích cực của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, người nuôi, một số mô hình đã khắc phục và phát huy hiệu quả. Đặc biệt mô hình nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp (CN – BCN) phát triển mạnh trở lại.  

Mô hình nuôi tôm công nghiệp ở Bạc Liêu

Để thực hiện những giải pháp hướng tới bền vững trong năm 2012 và các năm tiếp theo thành công, cần có sự nỗ lực chung các ngành, các cấp chính quyền và người dân. Triển khai các biện pháp sau:

-Tuyên truyền vận động người nuôi về ý thức chấp hành pháp luật: Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ môi trường; nâng cao ý thức tự giác về bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền khuyến cáo lịch thời vụ SX, để mọi người hiểu tại sao phải SX theo thời vụ. Từ nhận thức đầy đủ, thấy rõ được lợi ích mới tự giác tuân thủ và vận động mọi người cùng thực hiện.

- Tuyên truyền vận động bà con thấy tác hại của việc sên bùn, vứt rác bừa bãi, xả nước thải tôm bệnh ra sông; việc đặt nò, đó, lú làm cạn kiệt nguồn lợi, ngăn dòng chảy làm cho hệ thống thủy lợi mau bồi lắng, thiếu nguồn nước cấp. Đây cũng là nguy cơ gây ô nhiễm cục bộ và làm tăng khả năng bùng phát dịch bệnh.

- Tuyên truyền vận động bà con NTTS không sử dụng thuốc BVTV xử lý trong ao nuôi.

- Tuyên truyền vận động bà con nâng cao ý thức cộng đồng, đoàn kết chung tay góp sức hình thành tổ, nhóm, hợp tác, hợp tác xã liên kết hỗ trợ nhau vì sự phát triển thủy sản bền vững.

-Chuyển giao tiến bộ KHCN: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu làm thay đổi tập quán SX, là nhân tố quyết định sự thành công, nhất là trong nuôi tôm CN, BCN.

- Tăng cường đổi mới công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ KHCN, chuyển tải những thông tin kỹ thuật mới, tháo gỡ những khó khăn mới phát sinh trong thực tiễn SX, giúp người nuôi cảm nhận kỹ thuật đã được thực tế kiểm nghiệm gần gũi, dễ hiểu, dễ làm, nghe qua, thấy là có thể làm được.

- Tổ chức hội thảo chuyên đề, rút kinh nghiệm thông qua các gương SX giỏi, nông ngư dân SX tiêu biểu để mọi người có điều kiện gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm để nhân rộng những điểm mạnh; tự tin vào tiến bộ KH- KT, mạnh dạng ứng dụng vào thực tiễn SX. Trên cơ sở đó các nhà quản lý, nhà khoa học tổng hợp những sáng tạo nông dân thanh quy trình thật sự tiến bộ, khoa học có thể phổ biến nhân rộng.

- Hướng dẫn người NTTS, nuôi tôm CN, BCN tuân thủ khuyến cáo của các nhà khoa học theo hướng “ba không và ba có”.

+ “Ba không” là: Không dùng thuốc diệt giáp xác, cá tạp, óc, rong, tảo, trong ao nuôi bằng thuốc trừ sâu, hóa chất có nguồn góc từ thuốc bảo vệ thực vật; không xã nước, bùn trong ao trực tiếp ra bên ngoài khi chưa được xử lý; không thả giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm tra chất lượng và xét nghiệm, kiểm nghiệm các bệnh nguy hiểm.

+ “Ba có” là: Phải có ao lắng và xử lý nước thải, bùn trước khi đưa ra môi trường bên ngoài; phải áp dụng quy phạm thực hành nuôi tốt (GAP); phải tham gia thành viên của các câu lạc bộ, tổ đoàn kết SX, HTX, hiệp hội để hỗ trợ, không SX đơn lẻ; hướng dẫn người nuôi cải tạo ao đầm theo kỹ thuật mới trong điều kiện nguy cơ lây lan dịch bệnh khó kiểm soát như hiện nay.

Bắt buộc người nuôi phải có thời gian cải tạo thật kỹ, không nóng vội. Sau khi thu hoạch rút cạn nước vừa ráo bùn dùng vôi nóng (CaO, vôi nung) hoặc vôi nóng nghiền mịn bón khắp đáy ao với liều lượng 20- 30 kg/100m2 để diệt khuẩn, khử trùng đáy ao, phơi khô để phân giải lượng tồn lưu của thuốc BVTV. Sau đó mới tiến hành cải tạo ủi mới lại ao.

Trong quá trình cải tạo ao, chuẩn bị ao lắng thật tốt; nước ngoài kênh, rạch hoặc kênh cấp được lọc kỹ qua túi lọc. Tùy điều kiện thực tế cụ thể của từng nông hộ SX, có thể qua được nhiều lớp lọc càng tốt (ống lọc phải dài từ 25- 30 m tránh trường hợp rách ống do áp lực nước bơm quá mạnh), đưa vào kênh dẫn nước, dẫn vào ao lắng để 2- 3 ngày (có thể xử lý hoặc không xử lý diệt tạp), kế tiếp từ ao lắng cấp vào ao nuôi qua túi lọc bằng vải KT 2-3 lớp, sau đó diệt khuẩn, điều chỉnh màu nước, ổn định môi trường tiến hành thả giống.

Mặc dù làm theo phương pháp này tốn nhiều công, nhưng hạn chế đến mức thấp và dần đi đến chấm dứt việc lạm dụng thuốc BVTV dùng trong NTTS (nếu người nuôi thiếu tự tin có thể sử dụng chlorin với liều lượng từ 20- 25kg/1.000m3) và bước tiếp theo sử dụng vi sinh định kỳ cho suốt vụ nuôi.

- Hướng dẫn SX theo kế hoạch (tức là phải lập kế hoạch dự kiến chi phí đầu tư đầy đủ để xem khả năng tất cả các ngồn vốn hiện có và khả năng huy động vốn, khả năng đầu tư của các đối tác có đảm bảo nhu cầu hay không? Nếu đủ điều kiện thì tiến hành triển khai SX, nếu chưa đảm bảo thì phải giảm quy mô cho phù hợp với khả năng) hoặc bố trí SX theo từng đợt vừa mang tính chủ động đồng thời giảm áp lực về vốn, về nguồn lao động, về giá sản phẩm, giảm thiểu được phần rủi ro.

- Hướng dẫn người dân nâng cao ý thức cộng đồng, tích cực chủ động phòng ngừa, phòng bệnh hơn chữa bệnh, sử các loại thuốc trong danh mục được Bộ NN- PTNT cho phép, sử dụng thuốc theo phương châm bốn đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng bệnh, đúng thời gian), hướng dẫn cách chăm sóc quản lý môi trường ao, thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi và có các biên pháp can thiệp ổn định kịp thời nhằm đảm bảo ngưỡng tối ưu cho tôm nuôi phát triển.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền người nuôi tôm thực hiên tham gia bảo hiểm tôm nuôi theo chủ trương của Chính phủ.

Hướng khắc phục tình trạng tôm chết và khôi phục SX:

Ngoài những giải pháp kỹ thuật nêu trên, những vùng nuôi nào vẫn còn hiện tượng tôm chết không được giấu mà phải tự giác báo cáo kịp thời cho các cơ quan chuyên môn. Cán bộ kỹ thuật sẽ trực tiếp xuống địa bàn kiểm tra cụ thể, nếu nhẹ hoặc bệnh có khả năng điều trị được thì hướng dẫn phác đồ điều trị.

Trường hợp không có khả năng điều trị hoăc điều trị không hiệu quả thì hướng dẫn người nuôi thu hoạch tôm kích cỡ lớn, còn tôm có kích cỡ nhỏ thì xử lý tiêu độc, sát trùng, không để ô nhiễm, lây lan ra diện rộng; hướng dẫn cách cải tạo lại ao và hướng dẫn bố trí đối tượng phù hợp với điều kiện nông hộ.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm