| Hotline: 0983.970.780

Nghề làm giống phải có điều kiện

Thứ Hai 09/04/2012 , 10:17 (GMT+7)

Chúng tôi trích đăng ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Tiến, TGĐ Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh hưởng ứng loạt bài “Loạn công ty giống siêu mini”.

* Bắt đầu có sự sàng lọc DN giống

Giống tốt luôn là mơ ước của nông dân
NNVN vừa đăng loạt bài “Loạn công ty giống siêu mini” phản ánh tình trạng quá nhiều Cty kinh doanh giống ra đời nhưng thiếu năng lực SX. Hậu quả là giống đến tay nông dân không đảm bảo chất lượng, còn thị trường giống vàng thau lẫn lộn.

>> Ai đẩy giá giống bắp lai?
>> Công ty giống nhiều đến mức không bình thường
>> Giống má bát nháo chưa từng thấy
>> ''Loạn'' cung ứng giống lúa ở Quảng Ngãi

Chúng tôi trích đăng ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Tiến, TGĐ Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh hưởng ứng loạt bài này.

Mật ít ruồi nhiều

Tôi hoàn toàn ủng hộ loạt bài của Báo NNVN, lẽ ra báo nên phản ánh vấn đề này sớm hơn nữa. Quảng Ninh thì không có Cty giống siêu mini vì thực tế diện tích đất nông nghiệp của tỉnh chúng tôi quá nhỏ bé, nhưng đọc báo thấy Quảng Ngãi, Bắc Giang, Hà Nam… tỉnh nào cũng dăm chục Cty giống nghe mà hãi. Cty giống ở đâu ra mà nhiều thế? Theo tôi có lẽ có 2 nguyên nhân: Thứ nhất người ta thấy làm giống lợi nhuận cao quá, và thứ hai là việc lập Cty giống dễ quá.

Tôi thì nghiêng về nguyên nhân thứ hai. Bởi kinh doanh giống lúa dăm mười năm trước đúng là kiếm tiền dễ thật, chứ bây giờ thì khó khăn hơn rất nhiều. Đó là giai đoạn NK lúa lai Trung Quốc như…nhập vàng, phải có quota, nhập giống về đến đâu bán hết đến đấy, thu tiền tươi, giá cả thì khỏi phải nói “một người bán, vạn người mua” nên nhiều Cty hét giá nào nông dân chẳng lấy. Giờ ngược lại, NK lúa lai dễ như nhập gà loại thải, ai nhập cũng được. Giống lúa lai vì thế ế chồng chất, mời khản cổ nổ hầu không ai mua. Cuối cùng Cty nào cũng xoay ra làm lúa thuần, lãi ít nhưng chắc ăn. Chính vì làm lúa thuần dễ “bịt mắt” được nông dân, vả lại cơ quan chức năng cũng coi nhẹ ba cân lúa thuần không thanh, kiểm tra nên mới để ra chuyện nhà nhà, người người làm giống như hiện nay.

 Theo tôi, mỗi ngày đất nước có thêm nhiều DN mới ra đời là đáng mừng, đáng hoan nghênh. Nhưng riêng với ngành giống cây trồng, coi chừng đây là… thảm họa. Chiếc bánh ngành giống hiện đã quá nhỏ bé, do dân bỏ ruộng, do lấy đất nông nghiệp làm sân golf, mà DN giống cứ tới tấp thành lập có phải là điều bất hợp lý không? Đương nhiên “mật ít ruồi nhiều”, nên các DN giống siêu mini phải làm tắt, làm dối, cuối cùng hậu quả là chính người nông dân phải gánh.

 Một tỉnh Quảng Ngãi đếm vội cũng có trên dưới 60 Cty giống mà biên chế Phòng Trồng trọt (Sở NN- PTNT) có 4, 5 người thì ba đầu sáu tay cũng không quản lý xuể về mặt chất lượng. Cuối cùng phạt vài ba triệu cho xong. Riêng ngành giống tôi đề nghị, phải thanh, kiểm tra ngay từ đầu vụ khi các Cty bán giống, để cuối vụ lúa ngoài đồng chín rồi, hậu quả lúc đó đã xảy ra thì phạt vài triệu bạc liệu có ý nghĩa gì. Giống đã không đảm bảo chất lượng thì Thanh tra Sở NN- PTNT gọi Cty đó đến mang về không được bán nữa, giống quá tệ thì tiêu hủy chứ phạt rồi cho bán tiếp là không ổn.

Theo tôi không nên dùng từ Cty siêu mini SX và cung ứng giống, vì nói thật ra chẳng Cty nào có một hai người lại đi SX giống, họ chỉ thuần túy thu mua lại và cung ứng. Đầu tư cho SX rất tốn kém, lại cần có cán bộ kỹ thuật mà đã là Cty siêu nhỏ thì lấy đâu ra người để làm. Vả lại muốn SX giống thì họ phải mua giống gốc của các Cty lớn, nhưng dại gì các Cty lớn lại đi bán giống cho những Cty siêu nhỏ để mất uy tín, thành ra các Cty không tên không tuổi đó chỉ mua được các dòng chất lượng trung bình đến kém, lại thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật chọn lọc, khử lẫn nên sản phẩm làm ra chắc chắc không thể tốt bằng các Cty có uy tín.

Ngay như Cty chúng tôi năm nào cũng phải cử dăm lượt cán bộ kỹ thuật lên TT Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia học về mới chọn dòng được, chứ Cty siêu mini lấy đâu ra người. Nên nhớ rằng không phải cứ có dòng siêu nguyên chủng là SX được nguyên chủng, nếu thiếu quy trình SX thích hợp, đặc biệt là thiếu con người.

Không phải cứ thích là làm

 Trên thực tế việc số ít các Cty siêu mini SX giống là mới chỉ dừng lại ở hình thức SX thóc thịt giá cao rồi chuyển qua làm giống, không cao siêu gì. Vì vậy vụ xuân vừa qua ở miền Bắc có tình trạng là các Cty lớn chấp nhận ế chứ không bán giống cho Cty nhỏ; đặc biệt là bán bao lớn, thay vào đó chỉ bán bao 1 kg. Vì bán bao lớn Cty nhỏ đem về xé lẻ ra rồi đóng bao nhỏ tự nhận là giống họ SX nhằm tạo uy tín với nông dân rồi lấy luôn thị trường của các Cty lớn.

“Chiếc áo không thể làm nên thầy tu”, dân gian dạy rồi. Việc một số Cty siêu mini trụ sở đóng ở hang cùng ngõ hẻm mà lấy những cái tên rất hoành tráng bao trùm lên phạm vi cả nước hoặc cố gây sự hiểu nhầm với các Cty uy tín không khẳng định được điều gì. Đây là giai đoạn các DN giống cây trồng bắt đầu có sự sàng lọc.

Vào hùa với các Cty siêu mini chính là các đại lý bán giống thiếu lương tâm, trách nhiệm, cứ được hưởng tỷ lệ chiết khấu cao thì giống gì họ cũng bán, thậm chí thay trắng đổi đen, giống kém chất lượng cũng nói với nông dân là giống tốt.

Nhiều người nói, Nhà nước đang khuyến khích thành lập mới DN, Bộ NN- PTNT ủng hộ xã hội hóa công tác giống thì việc thít lại các DN giống mini có đi ngược lại chủ trương này hay không? Theo tôi nói như vậy là một chiều. Chúng ta ủng hộ các DN làm ăn nghiêm chỉnh, không ủng hộ làm ăn gian dối, chụp giật. Đừng lấy lý do bảo vệ DN để che lấp mặt trái của nó. Thử hỏi giống kém chất lượng tung ra ngoài thị trường, ngoài đồng ruộng thì ai là người gánh chịu hậu quả? Nông dân chứ ai khác. Tại sao ta chỉ bảo vệ vài trăm Cty giống siêu mini mà không bảo vệ hàng triệu nông dân vốn đã nghèo lại thấp cổ bé họng.

 Theo tôi làm giống nghiêm túc, đầu tư bài bản từ cơ sở vật chất đến con người, có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra thì chắc chắn giá thành SX giống sẽ cao. Ngược lại các Cty mini thiếu vốn, thiếu cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, mua giật bán giộ thì không thể có giống chất lượng cao. Vì vậy ngành giống nhất thiết phải là ngành kinh doanh có điều kiện chứ không thể ai thích thành lập Cty giống là làm.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm