| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa thuần triển vọng vụ hè thu tại Nam Trung bộ

Thứ Tư 25/04/2012 , 10:18 (GMT+7)

Dưới đây là 10 giống lúa thuần thế hệ mới triển vọng để các địa phương tiếp cận, đánh giá lựa chọn SX đại trà vụ HT 2012 và các vụ tiếp theo.

Nhằm góp phần đưa nhanh các giống lúa thuần thế hệ mới triển vọng vào trong cơ cấu SX tại các tỉnh Nam Trung bộ (giai đoạn 2013-2015), trên cơ sở tổng hợp từ kết quả khảo nghiệm cơ bản quốc gia các giống lúa mới do TT KKN giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia thực hiện, chúng tôi giới thiệu 10 giống lúa thuần thế hệ mới triển vọng để các địa phương tiếp cận, đánh giá lựa chọn SX đại trà vụ HT 2012 và các vụ tiếp theo.

1. Giống lúa ĐT34

Nguồn gốc: Giống ĐT34 do Cty CP Tập đoàn Điện Bàn mua chuyển nhượng bản quyền từ Cty CP GIống cây trồng Quảng Ninh. Giống ĐT34 đã được công nhận giống chính thức tháng 9/2011, cho SX tại các tỉnh phía Bắc, duyên hải Nam Trung bộ.

Đặc điểm:

- TGST ngắn ngày, tương đương giống Khang dân 18 (ở miền Bắc vụ mùa từ 105-110 ngày, NTB vụ ĐX 118-120 ngày; HT 100-105 ngày).

- Cây cao từ 105-110 cm; đẻ nhánh khá; khóm gọn, thân đứng; lá đòng đứng; khối lượng 1000 hạt 25-26 gam.

- Năng suất cao, trung bình 66 tạ/ha, thâm canh đạt 72 tạ/ha.

- Chất lượng gạo khá, tỷ lệ gạo nguyên cao; cơm mềm và ngon hơn giống lúa KD18.

- Ít nhiễm rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn (đánh giá bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo tronh nhà kính); cứng cây chống đổ tốt.

Hướng sử dụng:

- Chân đất thích nghi: Gieo cấy trên chân đất vàn, vàn thấp; độ phì đất từ trung bình đến khá; đất chủ động tưới, tiêu nước.

- Mùa vụ thích hợp: gieo cấy vụ xuân và vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc; vụ ĐX, HT tại Nam Trung bộ.

- Lượng giống: Gieo mạ để cấy từ 25-30 kg/ha; mật độ cấy 40-45 khóm/m2, cấy 1-2 rảnh/khóm. Đối với gieo thẳng, lượng giống từ 60-80 kg/ha.

- Lượng phân bón (1 ha):

Miền Bắc: 5-8 tấn phân hữu cơ hoặc 2-3 tấn hữu cơ vi sinh + 220-240 kg urea + 300 kg lân super + 120 kg kalyclorua;

Nam Trung bộ: 5-8 tấn phân hữu cơ hoặc 2-3 tấn hữu cơ vi sinh + 240-260 kg urea + 400 kg lân Văn Điển + 140 kg kalyclorua.

2. Giống lúa thuần ĐH815-6

Nguồn gốc: Giống ĐH815-6 do Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi chọn tạo. Giống đã được bảo hộ theo Quyết định số 3091/QĐ-BNNPTNT ngày 14/12/2011. Là giống triển vọng cho SX tại các tỉnh Nam Trung bộ.

Đặc điểm:

- TGST ngắn ngày, vụ ĐX 110-115 ngày; HT 90-95 ngày.

- Cây cao từ 80-85 cm; đẻ nhánh khá; khóm gọn, thân đứng; lá đòng đứng; khối lượng 1000 hạt 23-24 gram.

- Năng suất cao, trung bình 65 tạ/ha, thâm canh đạt 75 tạ/ha.

- Chất lượng gạo khá; cơm mềm và ngon hơn giống lúa KD18.

- Ít nhiễm rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn và ít nhiễm bệnh lem lép hạt; cứng cây chống đổ tốt.

Hướng sử dụng:

- Chân đất thích nghi: gieo cấy trên chân đất vàn, vàn trũng; độ phì đất từ trung bình đến khá; đất chủ động tưới, tiêu nước.

- Mùa vụ thích hợp gieo cấy vụ ĐX, HT tại Nam Trung bộ.

- Lượng giống: Gieo thẳng lượng giống từ 60-80 kg/ha; mật độ bông 350-450 bông/m2.

- Lượng phân bón (1 ha): 6-8 tấn phân hữu cơ hoặc 2-3 tấn hữu cơ vi sinh + 240-260 kg urea + 400 kg lân Văn Điển + 140 kg kalyclorua.

3. Giống lúa thuần ĐH99-81

Nguồn gốc: Giống ĐH99-81 do Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi Quảng Ngãi chọn tạo; đã được bảo hộ theo Quyết định số 3091/QĐ-BNNPTNT ngày 14/12/2011. Là giống triển vọng cho SX tại Nam Trung bộ.

Đặc điểm:

- TGST ngắn ngày, vụ ĐX 110-115 ngày; HT 95-100 ngày.

- Cây cao từ 80-85 cm; đẻ nhánh khá; khóm gọn, thân đứng; lá đòng đứng; khối lượng 1000 hạt 23-24 gram.

- Năng suất cao, trung bình 65 tạ/ha, thâm canh đạt 80 tạ/ha.

- Chất lượng gạo khá; cơm mềm và ngon hơn giống lúa KD18.

- Ít nhiễm rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn; cứng cây, chống đổ khá

Hướng sử dụng:

- Chân đất thích nghi gieo cấy trên chân đất vàn, vàn thấp; độ phì đất từ trung bình đến khá; đất chủ động tưới, tiêu nước.

- Mùa vụ thích hợp gieo cấy vụ ĐX, HT tại các tỉnh Nam Trung bộ.

- Lượng giống gieo thẳng lượng giống từ 70-80 kg/ha; mật độ bông 400-500 bông/m2.

- Lượng phân bón (1 ha): 6-8 tấn phân hữu cơ hoặc 2-3 tấn hữu cơ vi sinh + 240-260 kg urea + 400 kg lân Văn Điển + 130-140 kg kalyclorua.

4. Giống lúa thuần PB2

Nguồn gốc: Giống PB2 do Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc chọn tạo; đã đưa vào khảo nghiệm quốc gia từ vụ mùa 2010 đến nay. Bước đầu xác định là giống có nhiều triển vọng tại các tỉnh phía Bắc và Nam Trung bộ.

Đặc điểm:

- TGST ngắn ngày, tương đương giống khang dân 18 (ở miền Bắc vụ Xuân từ 120-125 ngày, vụ Mùa 95-105 ngày và NTB vụ ĐX 105-110 ngày; HT 90-95 ngày).

- Chiều cao cây từ 105-110 cm; đẻ nhánh khá; khóm gọn, thân đứng; lá đòng đứng; khối lượng 1000 hạt 22-23 gram.

- Năng suất cao, trung bình 60 tạ/ha, thâm canh đạt 70 tạ/ha.

- Chất lượng gạo khá; cơm mềm, vị hơi đậm, cơm ngon hơn hẳn giống lúa KD18.

- Ít nhiễm rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn, ít nhiễm bệnh khô vằn; cứng cây khá, chống đổ tốt.

Hướng sử dụng:

- Chân đất thích nghi gieo cấy trên chân đất vàn, vàn cao; độ phì đất từ trung bình đến khá; đất chủ động tưới, tiêu nước.

- Mùa vụ thích hợp gieo cấy vụ xuân muộn và mùa sớm tại các tỉnh phía Bắc; vụ ĐX, HT tại Nam Trung bộ.

- Lượng giống gieo mạ để cấy từ 25-30 kg/ha; mật độ cấy 35-40 khóm/m2, cấy 2-3 rảnh/khóm. Đối với gieo thẳng lượng giống từ 60-70 kg/ha.

- Lượng phân bón (1 ha)

Miền Bắc: 5-8 tấn phân hữu cơ hoặc 2-3 tấn hữu cơ vi sinh + 220 kg urea + 350 kg lân super + 120 kg kalyclorua.

Nam Trung bộ: 5-8 tấn phân hữu cơ hoặc 2-3 tấn hữu cơ vi sinh + 260 kg urea + 400 kg lân Văn Điển + 140 kg kalyclorua.

5. Giống lúa thuần OM6976

Nguồn gốc: Giống OM6976 do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo, đã được chuyển nhượng bản quyền tác giả cho Cty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương. Giống OM6976 đã được công nhận giống chính thức tháng12/2011. Gạo của giống OM6976 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Là giống triển vọng cho SX tại các tỉnh phía Bắc và Nam Trung bộ.

Đặc điểm:

- TGST ngắn ngày, tương đương giống Khang dân 18 (ở miền Bắc vụ mùa từ 105-110 ngày, NTB vụ ĐX 105-110 ngày; HT 95-100 ngày).

- Cây cao từ 95-100 cm; đẻ nhánh khá; khóm gọn, thân đứng; lá đòng đứng; khối lượng 1000 hạt 25-26 gam.

- Năng suất cao, từ 65-70 tạ/ha, thâm canh đạt 85 tạ/ha.

- Chất lượng gạo khá, hạt gạo trong; cơm mềm và vị đậm ăn ngon tương đương Bắc thơm 7.

- Ít nhiễm rầy nâu, nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn, ít nhiễm bệnh khô vằn; rất cứng cây chống đổ tốt.

Hướng sử dụng

- Chân đất thích nghi rộng trên nhiều loại đất từ phù sa ngọt đến phèn mặn; đất chủ động tưới, tiêu nước.

-Gieo cấy vụ xuân và mùa tại các tỉnh phía Bắc; vụ ĐX, HT tại Nam Trung bộ.

- Lượng giống gieo mạ để cấy từ 35-40 kg/ha; mật độ cấy 45-50 khóm/m2, cấy 2-3 rãnh/khóm. Đối với gieo thẳng lượng giống từ 60-70 kg/ha.

- Lượng phân bón (1 ha)

Miền Bắc: 5-8 tấn phân hữu cơ hoặc 2-3 tấn hữu cơ vi sinh + 180-200 kg urea + 350-400 kg lân super + 120-140 kg kalyclorua.

Nam Trung bộ: 5-8 tấn phân hữu cơ hoặc 2-3 tấn hữu cơ vi sinh + 180-200 kg urea + 400-450 kg lân Văn Điển + 120-140 kg kalyclorua. (Còn nữa)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm