| Hotline: 0983.970.780

Vụ án "Hoả thiêu chuồng lợn"

Thứ Ba 21/09/2010 , 11:40 (GMT+7)

Không biết từ khi nào giáo Tứ - cái “túi khôn” của làng Chòi - lại trở thành ông thám tử tư của làng.

Điều tra theo cách riêng, chẳng qua trường lớp bài vở gì, nhưng khá nhiều vụ án phức tạp, được giáo Tứ tìm ra thủ phạm một cách khá bất ngờ. Người làng kháo nhau, giáo Tứ có mấy bồ sách. Có bồ là sách thuốc. Có bồ là sách văn. Lại có bồ chuyên nghiên cứu về các loại tội phạm.

Chuyện về các bồ sách của giáo Tứ, người chép truyện đành khất bạn đọc vào dịp khác. Bây giờ xin kể về vụ “Hoả thiêu chuồng lợn” mà giáo Tứ đã tìm ra thủ phạm như thế nào.

Cái chuồng lợn ấy là của bà Bếp Váo. Thực ra, về giá trị tài sản, cũng chẳng đáng là bao. Cái chuồng lợn chỉ cháy có phần mái. Dưới chuồng, bốn con lợn choai vẫn còn nguyên. Khi có người đến dập lửa, một con sợ quá lồng ra. Nhưng rồi cũng bắt lại được. Có thể nói, cùng lắm mất mấy chục ngàn lợp lại cái mái gianh, là xong.

Ấy vậy mà sau đám cháy, bà Bếp Váo bỗng hớt hơ hớt hải chạy sang nhà giáo Tứ, cứ như vừa bị cháy nhà không bằng.

- Chết tôi rồi, ông giáo ơi! Ai lại dành dụm cả năm, bây giờ thành mây khói cả.

- Bà nói cái gì? Không phải chuyện cháy chuồng lợn đấy chứ?

- Khổ lắm, ông giáo ơi! Lại chính là cái vụ ấy.

- Gì chứ, cái mái gianh tã…

- Không phải cái mái gianh. Nói thật với ông giáo, tôi có 5 triệu dành dụm được. Cái hồi bán con lợn, cộng thêm tiền bán tre. Giời ơi là giời!

- Tôi chả hiểu bà nói gì.

- Là thế này! Số tiền 5 triệu, tôi cho vào ống tre, giắt trên mái chuồng lợn. Tôi giắt kỹ lắm, kín lắm, còn phủ cả gianh lên. Thì nào ai ngờ nó cháy. Mà lại chỉ cháy cái mái. Đen quá.

- Có bóng đèn, ổ điện gì không?

- Tôi mắc điện ra chuồng lợn làm gì. Có hoạ điên.

- Thế cái thằng Bất nhà bà, nó ở nhà hay làm gì?

- Nó đi phụ hồ trên phố huyện. Nhưng thi thoảng vẫn đáo qua nhà.

- Bây giờ nó đâu?

- Cái thằng giời đánh ấy, đi là đi, về là về. Tôi làm sao để mắt đến nó được.

- Thế bà đã tìm kỹ cái chỗ mái cháy ấy chưa?

- Giời ơi là giời! Tôi bới tìm không còn sót chỗ nào. Bây giờ làm sao, ông giáo? Chả lẽ tiền tôi đã cháy ra tro?

- Bà cứ về đi. Không mất đâu mà sợ. Lát nữa tôi qua.

Bà Bếp Váo lúc sang nhà ông giáo hăm hở thế nào, thì khi về tiu nghỉu thế ấy. Bà nghĩ rằng, giáo Tứ chỉ nói để bà yên lòng đó thôi, chứ cái chỗ tiền, hoạ có là thánh mới tìm được ra.

Đợi cho bà Bếp Váo đi khuất, giáo Tứ mới đóng cửa, rồi đi lối tắt sang nhà bà Bếp. Nhưng giáo Tứ không vào nhà, mà rẽ ra cái chuồng lợn cháy. Đôi chỗ vẫn còn ngọn khói vật vờ. Bây giờ, mái chuồng lợn chỉ còn là cái khung tre nham nhở. Thấy người, mấy con lợn choai đứng nép vào góc chuồng.

Giáo Tứ đứng ngắm cái mái hồi lâu. Ông nhận thấy ngọn lửa chủ yếu thiêu rụi phần mái gianh. Sau mấy ngày nắng gắt, mái gianh dễ bốc cháy. Duy đòn tay thì chỉ cháy nham nhở. Nếu đúng như lời bà Bếp Váo, ống tre đựng tiền ắt phải là một đoạn tre chắc, cháy không dễ. Mà dù có cháy, cũng không thể cháy sạch sành sanh. Nghĩa là sẽ còn sót lại một phần. Nhưng tại hiện trường, hoàn toàn không thể hiện điều này.

Cuối cùng thì vụ “Hoả thiêu chuồng lợn” cũng được dàn xếp ổn thoả. Để được u nó bảo lãnh, ngoài việc trả lại u nó 5 triệu (tuy có thâm hụt chút đỉnh) thì nó còn phải lợp lại cái mái gianh chuồng lợn cho nghiêm chỉnh.
Bây giờ giáo Tứ đã hình dung ra nguyên nhân và thủ phạm vụ cháy. Ông lững thững đi dọc con đường đất. Con đường này bám theo bờ mương, chạy tới tận chân đê. Giáo Tứ tò mò quan sát bờ mương. Ông chợt nhận thấy một vật tròn, dài, thấp thoáng dưới gốc mấy cây khoai nước. Ông vạch cỏ bước tới, lôi lên một đoạn ống tre còn đủ mấu ở hai đầu. Đoạn tre được khía thủng một lỗ, cỡ ba ngón tay chui lọt…

Sau khi có được “vật chứng”, giáo Tứ đến thẳng nhà Lê Túc - Trưởng công an xã. Ngay tối hôm đó, Lê Túc tóm gọn thằng Bất khi nó đang sát phạt đỏ đen tại lán xây dựng ở phố huyện. Không giải trình được số tiền giắt trong người, thằng Bất đành phải thú nhận.

Vốn là thằng ham mê cờ bạc, khi bí tiền, nó bèn lảng vảng về nhà, để dò la xem số tiền bán lợn bán tre, u nó cất ở đâu. Rồi một lần tình cờ nó phát hiện ra nơi cất giấu tiền của u nó, chính là trong cái ống tre, giắt kín trên mái gianh chuồng lợn. Để lấy được tiền mà không bị nghi ngờ, nó bèn bày ra tình tiết ngoại phạm trước khi cho mồi lửa thiêu trụi cái mái gianh. Nhưng dù có tinh vi đến đâu, nó cũng không đánh lừa được giáo Tứ.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm