| Hotline: 0983.970.780

Báo cáo của Cục Trồng trọt về giống lúa BC15

Thứ Sáu 17/05/2013 , 09:58 (GMT+7)

BC15 là giống lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, được nhiều địa phương tiếp thu, mở rộng nhanh vào sản xuất.

BC15 là giống lúa thuần, được chọn lọc cá thể từ giống IR17494 (13/2), đã được Bộ NN-PTNT công nhận giống Quốc gia tại Quyết định số 319/QĐ-CLT ngày 15/12/2008.

Đây là giống lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, được nhiều địa phương tiếp thu, mở rộng nhanh vào sản xuất. Tuy nhiên, giống lúa BC15 cũng có một số nhược điểm như dễ nhiễm đạo ôn và mẫn cảm với nhiệt độ thấp, chịu rét kém.

Vụ đông xuân 2012 - 2013, TCty Giống cây trồng Thái Bình cung ứng ra sản xuất hơn 3.000 tấn giống cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam bộ. Theo thống kê chưa đầy đủ, một số tỉnh có diện tích gieo cấy giống BC15 lớn trong vụ đông xuân 2012 - 2013 như Thái Bình khoảng trên 25 nghìn ha, chiếm trên 25% diện tích, Nam Định khoảng 10 nghìn ha, Bắc Giang 5 - 7 nghìn ha…

Đến thời điểm này BC15 trà xuân muộn (gieo mạ xung quanh tiết Lập Xuân, cấy sau Tết âm lịch) ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bắc Giang… sinh trưởng, phát triển tốt, trổ tập trung từ sau 5/5, dự kiến cho năng suất cao. Tuy nhiên, tại Thanh Hóa, Nghệ An và một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang… có một phần diện tích lúa BC15 trỗ vào cuối tháng 4 tỷ lệ kết hạt thấp, năng suất giảm từ 30 đến trên 70%.


Lúa BC15 cho năng suất cao trong vụ xuân 2012 tại Quỳnh Lưu

Trước tình hình trên, Cục Trồng trọt đã cử 2 đoàn công tác, phối hợp với Sở NN-PTNT Thanh Hóa, Nghệ An đánh giá mức độ thiệt hại, nguyên nhân và đề xuất hướng xử lý. Căn cứ báo cáo của các đoàn công tác, báo cáo của Sở NN-PTNT Thanh Hóa (số 868/SNN&PTNT-TT ngày 15/5/2013), Sở NN-PTNT Nghệ An (số 153/SNN-TT ngày 14/5/2013), báo cáo của Cty CP TCty Giống cây trồng Thái Bình (số 03/BC-TSC ngày 13/5/2013), Cục Trồng trọt đánh giá:

1. Tình hình thiệt hại

 a) Tỉnh Thanh Hóa

Theo báo cáo của TCty Giống cây trồng Thái Bình, vụ đông xuân 2012 - 2013,  TCty đã cung ứng vào tỉnh Thanh Hóa khoảng 300 tấn giống, tương đương khoảng 7.500 ha gieo cấy. Diện tích bị thiệt hại khoảng 3.370 ha (Thạch Thành 565 ha, Nông Cống 670 ha, Thọ Xuân 750 ha, Yên Định 608 ha và một số huyện khác), trong đó diện tích bị thiệt hại trên 70% khoảng 2.450 ha, thiệt hại từ 30-70% khoảng 870 ha.

b) Tỉnh Nghệ An

Trong vụ đông xuân 2012-2013 toàn tỉnh gieo trồng khoảng trên 8.000 ha lúa BC15, tập trung ở Quỳnh Lưu (khoảng 3.600 ha), Yên Thành (khoảng 3.300 ha), Diễn Châu (khoảng 863 ha)… Diện tích bị thiệt hại khoảng 3.000 ha (Quỳnh Lưu khoảng 1.600 ha, Diễn Châu khoảng 450 ha, Yên Thành khoảng 650 ha, Nghĩa Đàn khoảng 100 ha, Đô Lương khoảng 50 ha và các huyện khác), trong đó diện tích bị hại nặng trên 70% khoảng 2.000 ha, thiệt hại từ 30 - 70% khoảng 1.000 ha.

2. Nguyên nhân

Trên cơ sở đánh giá thực tế về thời gian và phương thức làm mạ, thời gian cấy và trỗ bông của trà lúa bị hại gắn với diễn biến của thời tiết tại các địa phương, Cục Trồng trọt thống nhất với Sở NN-PTNT Thanh Hóa, Nghệ An nguyên nhân là từ ngày 7 - 15/4/2013 xuất hiện nhiều đợt không khí lạnh, có những ngày nhiệt độ xuống dưới 17 - 18 oC, thấp nhất đo được tại Tĩnh Gia 16,6 oC (ngày 12/4/2013). Đây là thời điểm trùng với giai đoạn phân hóa đòng bước 5 - 6 của trà lúa BC15 bị thiệt hại, trong khi giống BC15 có nguồn gốc từ giống IR17494 (13/2), nên nhạy cảm với nhiệt độ thấp, đặc biệt ở giai đoạn phân hóa bước 5 - 6.

Nhiệt độ thấp là nguyên nhân chính làm cho các hoa lúa phát triển không bình thường (nhị, nhụy ngắn nhỏ, không vươn dài ra để thụ phấn, hạt phấn thoái hóa, giảm sức sống). Sự khác nhau về thời điểm phân hóa phát dục giữa bông cái và các bông con, giữa các hoa ở đầu và cuối bông, giữa khóm lúa gần bờ và giữa ruộng… dẫn đến sự khác nhau về mức độ bị hại trên cùng ruộng, cùng khóm, cùng bông lúa.

Ngoài ra, các ngày từ 23 - 28/4, thời điểm trỗ và thụ phấn thụ tinh của trà lúa BC15 bị hại có mưa lớn (số liệu tại Quỳnh Lưu là 93,7 mm và 86 mm). Thực tế kiểm tra tại các địa phương cho thấy các trà lúa BC15 trỗ trước hoặc sau thời điểm nói trên thì bình thường, cho năng suất cao.

3. Đề xuất kiến nghị

a) Về hướng hỗ trợ nông dân: Cục Trồng trọt thống nhất với Sở NN-PTNT Thanh Hóa, Nghệ An như sau:

- Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh trình Chính phủ hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 Về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Quyết định 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định 142/2009/QĐ-TTg.

- Đề nghị TCty Giống cây trồng Thái Bình thảo luận cùng các địa phương hỗ trợ một phần thiệt hại, giúp cho nông dân khôi phục sản xuất vụ hè thu, mùa 2013.

b) Về việc có tiếp tục đưa BC15 là giống lúa chủ lực trong vụ mùa 2013 theo đề nghị của Sở NN-PTNT Thanh Hóa: Cục Trồng trọt cho rằng, giống BC15 là giống lúa tốt có nhiều ưu điểm, nên những năm qua đã được tỉnh chọn là một trong những giống chủ lực trong vụ mùa. Những hạn chế về nhiễm đạo ôn và chịu rét nêu trên gần như không có nguy cơ xảy ra trong vụ mùa, nên Sở NN-PTNT Thanh Hóa cần hướng dẫn để nông dân yên tâm tiếp tục sản xuất.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm