| Hotline: 0983.970.780

Tiên phong đầu tư và chuyển giao

Thứ Sáu 26/08/2011 , 11:09 (GMT+7)

TP.Hồ Chí Minh được đánh giá là “cái nôi” của cả nước về ứng dụng khoa học - công nghệ vào ngành nông nghiệp...

Dưa chuột trồng theo quy trình NNCNC cho năng suất gấp gần 3 lần bình thường

TP.Hồ Chí Minh được đánh giá là “cái nôi” của cả nước về ứng dụng khoa học - công nghệ vào ngành nông nghiệp. Chính vì thế khi tham gia nghiên cứu, sản xuất NNCNC, các DN rất mạnh dạn đầu tư thực hiện các mô hình trình diễn công nghệ cao để chuyển giao ứng dụng hiệu quả cho người dân các địa phương…

>> Đưa DN vào ''vườn ươm''
>> TP HCM - ''Thủ đô'' nông nghiệp công nghệ cao

NÔNG NGHỆP CÔNG NGHỆ ISRAEL

Tìm đến Khu NNCNC TP.HCM tại xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, chúng tôi chứng kiến “đại bản doanh” những khu nhà lưới, nhà màng hoành tráng mọc lên san sát nhau chẳng thua kém các mô hình NNCNC ở TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Nhiều khu nhà mới hiện đang được các nhà đầu tư khẩn trương xây dựng, lắp ráp các hệ thống đường điện, giao thông “nội đồng” gấp rút hoàn thành để sớm đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, những khu đất rộng mênh mông trồng các loại rau, củ, quả thử nghiệm bằng công nghệ cao của các đơn vị đầu tư cũng đang phát triển tươi tốt.

Theo hướng dẫn của BQL khu NNCNC, chúng tôi được đến tham quan và ghi nhận thực tế những điểm trồng các loại rau, ớt, cà, dưa… hiện đang cho thu hoạch của những đơn vị được ưu tiên giải quyết sớm vào đây. Có rất nhiều khu vườn được các đơn vị đầu tư trồng trong nhà lưới, nhà màng theo quy trình rất bài bản, mọc thẳng tắp, đẹp như những mô hình trình diễn thực thụ.

Gặp chúng tôi, ông Huỳnh Đoàn Thông, GĐ Cty TNHH Nông nghiệp Chánh Phong hào hứng tâm sự: “Chúng tôi hiện đang triển khai nghiên cứu các loại giống rau, củ, quả và trồng trình diễn mô hình các loại rau mướp, khổ qua, dưa leo, ớt, cà tím… Hầu hết các giống này đều cho thu hoạch năng suất khá cao (tăng 150%), vì áp dụng theo quy trình công nghệ cao nên cả sản lượng và chất lượng sản phẩm đều đạt như ý, nhất là khi đưa ra thị tiêu thụ bán rất chạy và có giá cao”.

Cty Nông nghiệp Chánh Phong đăng ký và được cấp giấy phép đầu tư vào khu NNCNC từ năm 2010, đang thực hiện dự án nghiên cứu, sản xuất hạt giống rau chất lượng cao (F1) trên diện tích 2 ha, để chuyển giao công nghệ và cung ứng cho thị trường trong nước và XK với tổng đầu tư khoảng 9 tỷ đồng. Đưa chúng tôi ra tham quan thực tế những khu nhà lưới, nhà màng được nhập khẩu công nghệ từ Israel về lắp đặt với các trang thiết bị rất hiện đại và khép kín từ khâu đầu vào đến đầu ra, ông Thông không ngại chia sẻ: “Chánh Phong đang sử dụng phương pháp bất dục đực tế bào chất để sản xuất hạt giống. Hệ thống bón phân, tưới nước nhỏ giọt cũng hoàn toàn tự động và cơ giới hóa 100%. Đặc biệt trong hệ thống cung cấp dinh dưỡng cho các vườn nghiên cứu, sản xuất của công ty chúng tôi đều đã được lập trình với độ chính xác tuyệt đối đến từng loại cây trồng khác nhau. Do vậy, trong quá trình vận hành hệ thống tưới, bón chỉ cung cấp vừa đủ chứ không bị dư thừa nên giảm được 70% lượng phân, thuốc, nước mà vẫn cho sản phẩm mẫu mã đẹp; đồng thời cũng giảm được khoảng 50% chi phí nhân công lai tạo”.

Theo ông Thông, hiện Chánh Phong đang tự nghiên cứu và sản xuất được khoảng trên 10 loại giống rau, củ, quả chất lượng cao như: ớt hiểm, ớt sừng, dưa leo, khổ qua, cà tím... với điều kiện trồng trong nhà màng nên không bị lẫn tạp và cho ra sản phẩm hạt giống tốt nhất. Đây cũng là những loại giống chủ lực của công ty, hiện đang được thị trường trong nước và xuất khẩu rất ưa chuộng. Bên cạnh đó, Chánh Phong cũng đang triển khai ứng dụng mở rộng ra bên ngoài và ký hợp đồng bao tiêu với 7 hộ dân sản xuất các lọai giống rau, củ, quả tươi theo công nghệ cao để XK.

Mỗi năm cung cấp cho thị trường đạt sản lượng khoảng 4 tấn hạt giống rau, củ, quả các loại, với giá từ 100.000 đ/kg đến hơn 10 triệu đ/kg tùy từng chủng loại giống. Cụ thể thấp nhất là giống hạt đậu bắp hay khổ qua có giá 100.000 đ/kg; còn đối với hạt ớt giống F1, có giá lên tới 13 triệu đồng/kg; nhưng đặc biệt nhất là hạt giống cà tím F1, công ty đang phân phối với giá 45 triệu đồng/kg. Cty chủ yếu chuyển giao công nghệ, phân phối hạt giống CLC cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc…

Hiện Chánh Phong đang tiếp tục nhập thêm trang thiết bị máy móc để đáp ứng cho lĩnh vực nghiên cứu, lai tạo và sản xuất hạt giống; đồng thời sẽ đi vào nghiên cứu sản xuất tất cả các loại giống rau chất lượng cao nhằm phục vụ cho người dân khắp nơi canh tác đạt hiệu quả tốt nhất. Theo kế hoạch mỗi năm Chánh Phong sẽ tăng 50% diện tích chuyển giao và ứng dụng sản xuất ra ngoài thị trường…

CHẾ PHẨM VI SINH VÌ MÔI TRƯỜNG

“Công ty chúng tôi đang đầu tư xây dựng một nhà màng diện tích 3.000 m2 bằng loại vật liệu đặc biệt, lần đầu tiên có ở VN, với hệ thống điều khiển tự động hiện đại để phục vụ cho việc nghiên cứu và trình diễn các mô hình sản xuất hiệu quả. Dự kiến đến cuối năm nay sẽ hoàn thành toàn bộ các hạng mục công trình” (ông Huỳnh Đoàn Thông, GĐ Cty TNHH Nông nghiệp Chánh Phong).

Là một trong 5 nhà đầu tư vào khu NNCNC TP.HCM sớm nhất, Cty TNHH SX-TM Việt Quốc Thịnh cũng là DN đi đầu về chế phẩm vi sinh hiện đang khẩn trương hoàn thành nốt phần xây dựng cơ sở hạ tầng để kịp đưa vào vận hành hệ thống sản xuất chế phẩm công nghệ sinh học vào cuối năm nay dự kiến khoảng tháng 10/2011. Năm 2009, Cty Việt Quốc Thịnh đã đăng ký vào Khu NNCNC và được cấp phép đầu tư trên diện tích 2 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 12 tỷ đồng, trong đó riêng đầu tư cơ sở hạ tầng đã hết 8 tỷ đồng.

Tâm sự với chúng tôi, anh Trần Quốc Bình, Chủ tịch HĐQT Cty Việt Quốc Thịnh bộc bạch: “Thực tế đầu tư vào lĩnh vực NNCNC không phải ít rủi ro, nên để đem lại sản phẩm thiết thực cho người nông dân thì đòi hỏi các nhà đầu tư phải thực sự có lòng đam mê và mạnh vốn mới mong đi đến thành công”. Theo anh Bình, Cty Việt Quốc Thịnh đã làm chế phẩm công nghệ sinh học từ cách đây 4 năm (có xưởng tại Q.Gò Vấp) và hiện nay đang đầu tư vào Khu NNCNC để làm bài bản và phát triển quy mô lớn hơn. Các công đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gồm: khu hầm mát, bảo quản sinh vật; khu cách ly và khu trình diễn sản phẩm.

Hiện Công ty Việt Quốc Thịnh đang sử dụng công nghệ vi sinh vật từ lúc phân lập, chọn giống, thuần giống đến nhân sinh khối, hoặc giữ giống và truyền giống. Thực tế lĩnh vực công nghệ sinh học ở châu Âu đã phát triển từ rất lâu, nhưng với VN thì vẫn còn khá mới mẻ nên vai trò của các đơn vị, DN đi tiên phong cần phải nhanh chóng cập nhật những kỹ thuật tiên tiến để sản xuất và chuyển giao ứng dụng rộng rãi cho nông dân.

Anh Bình cho biết: “Công ty đang sản xuất được gần chục loại chế phẩm sinh học gồm: Phân bón hữu cơ cao cấp An pha-1, 2, 3, 4; Red Sun; Red Bull; Trico; Gold Bull… với giá từ 40.000-60.000 đ/kg. Việc hướng dẫn cho người nông dân ứng dụng từ các chế phẩm này tạo thành phân cũng rất đơn giản, cứ 1 kg chế phẩm vi sinh người dân sẽ chế ra được 300 kg phân hữu cơ vi sinh. Hơn nữa, việc đưa CNC vào sản xuất ra các chế phẩm sinh học sẽ là giải pháp tốt cho môi trường bền vững; đồng thời giúp cho người nông dân ứng dụng rất tiện lợi, hiệu quả".

 Công ty hiện đang sản xuất chế phẩm sinh học với quy mô khoảng 5-7 tấn/tháng; nhưng mới chỉ sản xuất chế phẩm sinh học cho cây trồng, dự kiến sau khi chuyển vào Khu NNCNC sẽ đầu tư phát triển quy mô sản xuất lên 15 tấn/tháng; đồng thời sẽ hướng phát triển cả sang lĩnh vực chăn nuôi, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người nông dân ở các địa phương.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.