| Hotline: 0983.970.780

Ai đẩy giá giống bắp lai?

Thứ Hai 09/04/2012 , 10:08 (GMT+7)

Vụ chính SX bắp lai bắt đầu vào tháng 5 ở các tỉnh phía Nam. Nhưng điều nông dân lo ngại là giá giống bắp cứ nhảy tưng tưng...

Vụ chính SX bắp lai bắt đầu vào tháng 5 ở các tỉnh phía Nam. Nhưng điều nông dân lo ngại là giá giống bắp cứ nhảy tưng tưng, ngay cả giống bắp 30Y87 của Cty Pioneer không hạt xảy ra vụ ĐX 2011-2012 ở Bình Thuận vừa qua cũng bán với giá 90 ngàn đồng/kg.

>> Công ty giống nhiều đến mức không bình thường
>> Giống má bát nháo chưa từng thấy
>> ''Loạn'' cung ứng giống lúa ở Quảng Ngãi

Như NNVN đã đưa tin, tại 2 xã Trà Tân và Sùng Nhơn, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận có diện tích thiệt hại lên trên 40 ha do giống bắp lai 30Y87 không hạt. Đây là giống của Cty TNHH Pioneer Hi Bred VN (quận 1, TPHCM) nhập khẩu phân phối đưa vào thị trường VN từ 3 năm nay. Ngoài ra, từ năm 2011 công ty này còn đưa ra thị trường 3 giống khác là 30T60, 30N34 và 30B80, tất cả đều được SX và đóng gói ở Thái Lan và Indonesia. Điều đáng nói là, các giống trên dù chưa có tên tuổi nhiều như các giống của một số công ty giống nước ngoài khác nhưng giá bán đến tay nông dân lại luôn đứng mức cao gần 90 ngàn/kg. Vì sao? 

Giống 30Y87 của Cty Pioneer nhập khẩu và Cty Nông Tín phân phối xảy ra hiện tượng bắp không hạt nhưng hỗ trợ có 2 kg giống/sào

Tìm hiểu chúng tôi được biết, té ra không chỉ có Cty Pioneer VN phân phối mà còn có 2 công ty khác “chung sức” phân phối (kiểu như đại lý cấp 1 phẩy) hết sức hoành tráng. Đó là Cty CP Nông Tín (quận 7, TPHCM) phân phối giống 30Y87 và 30N34; Cty TNHH Việt Nông (Xuân Bắc, Xuân Lộc, Đồng Nai) phân phối giống 30T60 và 30B80. Như vậy, 1 giống bắp lai nhập khẩu về VN giá khoảng 3 đô-la (khoảng 60 ngàn/kg) nhưng do “cõng” quá nhiều chi phí trung gian từ các DN cho đến cửa hàng đại lý cấp 1, 2 từ huyện xuống xã, nên giá giống đến tay nông dân cao đến 30-40% cũng là điều dễ hiểu. Thế nên, có thời điểm giống Pioneer T60 và 30B80 do Cty Việt Nông phân phối do hàng mới bán chậm, nên khuyến mãi cho nông dân mua 10 kg thì được tặng 1 kg. Thậm chí, nhân viên của Cty này còn mang hàng trực tiếp xuống các đại lý cấp 2 để bán trực tiếp cho nông dân.

Đứng đầu về thị trường giống bắp hiện nay là Cty Syngenta nên giá giống của Cty này luôn đứng đầu các Cty giống và luôn tăng mạnh qua từng năm. Chẳng hạn, năm 2011 giá giống NK 67 là 88 ngàn đồng/kg; NK 72 là 86 ngàn; NK 66 là 87 ngàn... thì đến tháng 4/2012 giá NK 67 lên 97 ngàn; NK 72 lên 95 ngàn và NK 66 lên 93 ngàn/kg... Tức chỉ sau 1 năm mà các giống trên tăng đến “ù tai”, mỗi kg tăng 6-10 ngàn. Tuy nhiên, thật ra không phải Cty Syngenta nâng giá mà chính là các công ty phân phối các sản phẩm giống nói trên mới là người “làm giá”.

Trong đó, giống NK 67 và NK 72 là do Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) phân phối. Bởi lẽ, họ đã mua đứt bán đoạn sản phẩm giống của Cty Syngenta nên họ mặc nhiên có quyền quyết định về giá. Thế nên, khi thấy sản phẩm trên thị trường bán chạy, được nông dân tín nhiệm thì họ nâng giá vô tội vạ, miễn sao lợi nhuận càng cao. Riêng giống NK67 xuất hiện trên thị trường từ 4 năm trước và hiện đang dẫn đầu các tỉnh phía Nam nhất là trong vụ hè thu này. Theo tiết lộ của một đại diện nhà SX, bắt đầu từ năm thứ 3 (2011), giống NK67 đã bán ra được trên 1.000 tấn và năm nay đã vượt con số 1.400 tấn. Giá nhảy liên tục cũng có nghĩa là lợi nhuận của AGPPS tăng khủng khiếp, nhờ vào mặt hàng không phải chính mình SX. 

Giống NK67 của Cty Syngenta do Cty CP BVTV An Giang phân phối độc quyền, do sản phẩm hút hàng từ nhiều năm nay nên nhà phân phối tăng giá liên tục

Tương tự, giống NK66 trước đây do Cty Nông Tín phân phối được 4 năm, tuy nhiên từ năm 2012 do “cơm không lành canh không ngọt” nên Cty Syngenta đã cắt hợp đồng không cho DN này phân phối nữa mà từ năm 2012 chuyển sang cho Cty CP khử trùng VN (VFC). Nhận thấy giống này trên thị trường cũng bán chạy với số lượng ngót nghét trên 1.000 tấn/năm, VFC cũng lập tức nâng giá từ 87 ngàn lên 93 ngàn đồng/kg, tăng đến 6.000 đ/kg đến tay nông dân!

Tại Cty Monsanto có các sản phẩm giống bắp lai như DK9901, 8868, 6919..., trong đó giống 6919 tuy mới ra thị trường vụ ĐX 2011, nhưng cũng bán giá cao ngất ngưởng 90 ngàn đồng/kg trở lên do chịu dưới sự phân phối độc quyền của các Cty như BVTV Sài Gòn, ADI, Dekab. Người ta chưa quên, giống C919 của Monsanto có thời điểm nhiều DN nhảy vào tranh nhau phân phối do trên thị trường hút hàng, đơn cử như Cty CP BVTV Sài Gòn, Cty vật tư NN Đồng Nai (Docam), Cty CP giống Hóc Môn... nên giá bán C919 có lúc như loạn xạ, mỗi “ông” bán một kiểu khiến cho các đại lý không biết đâu là giá chuẩn? Bởi các Cty phân phối, đại lý cấp 1 càng bán được nhiều sản phẩm càng có nhiều quyền lợi. Ngoài mức lợi nhuận ra, nếu bán được 30 tấn giống trong thời gian 3 tháng sẽ có 1 suất đi du lịch Hàn Quốc, bán được 60 tấn sẽ đi Mỹ. Nếu không đi thì nhận lại tiền ít nhất cũng được 30 triệu (đi Hàn Quốc) và trên 40 triệu đi Mỹ. Rõ ràng, với chế độ “hậu mãi” cực kỳ hấp dẫn như vậy thì các DN không chạy đua nhau “xin xỏ” làm nhà phân phối độc quyền cho Cty Monsanto mới là chuyện lạ!

“Mấy ông phân phối sướng lắm, trong khi giá đô-la năm nay ổn định nhưng giá giống nhập khẩu thì họ cứ báo tăng liên tục, có thời điểm tăng 10-15%. Tuy nhiên, đến lúc giống bắp có sự cố không hạt như ở Bình Thuận, lẽ ra 2 nhà nhập khẩu và phân phối cùng nhau ngồi lại để chia sẻ hỗ trợ tiền thiệt hại cho nông dân, nhưng trường hợp này thì nhà phân phối lại biến đi đâu mất?” - chị Thu, một đại lý ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai nói.

Quả thật, thay vì Cty Nông Tín và Cty Pioneer phải cùng chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại thì đến nay chỉ có Pioneer đứng ra đồng ý hỗ trợ thiệt hại cho nông dân chỉ mức 2 kg giống (tương đương 180 ngàn đồng) trên một sào, nếu so với số tiền đầu tư thực tế 2-2,5 triệu đồng/sào bắp thì rõ ràng người nông dân ở đây quá chịu thiệt. Có lẽ nhà phân phối Nông Tín, trong 3 năm qua bán được có 300 tấn nên không đủ lợi nhuận mà hỗ trợ thêm cho nông dân chăng?

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm