| Hotline: 0983.970.780

Lúa thơm RVT- "Hoa hậu" của cánh đồng mẫu lớn

Thứ Hai 28/05/2012 , 10:14 (GMT+7)

Nhiều đại biểu tham gia hội thảo đầu bờ giống lúa thơm RVT đánh giá đây là “ứng cử viên nặng ký” của cánh đồng mẫu lớn...

Ngày 26/5, Cty CP Giống cây trồng TƯ (NSC) phối hợp với  Sở NN-PTNT Thanh Hóa, UBND huyện Yên Định tổ chức hội thảo đầu bờ giống lúa thơm RVT. Nhiều đại biểu tham gia hội thảo đánh giá giống RVT (NSC độc quyền SX và phân phối) là “ứng cử viên nặng ký” của cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

>> Lúa thơm RVT trên đồng Đức Thọ
>> Lúa thơm đang được săn lùng
>> Về giống lúa thơm RVT

Vựa lúa huyện Yên Định (Thanh Hóa) lâu nay vốn là thủ phủ tụ hội đông đảo không chỉ đối với các giống lúa lai mà còn là nơi "góp mặt" của rất nhiều giống lúa chất lượng cao. Vì thế, đối với một gương mặt thuộc hàng “sinh sau đẻ muộn” như RVT, sẽ không dễ dàng để “lây lòng” được nông dân cũng như các nhà quản lí ngành nông nghiệp tỉnh này. Tuy nhiên, điều bất ngờ là chỉ sau vài vụ SX thử nghiệm tại đây, RVT đã lập tức tạo được sự quan tâm đặc biệt của nông dân, và đã sớm lọt vào danh sách các giống lúa chất lượng cao chủ lực của tỉnh này.

Tại huyện Yên Định, giống lúa thơm RVT chỉ mới lần đầu tiên có mặt ở vụ mùa 2011, với diện tích SX thử (chủ yếu SX giống cho NSC) với diện tích 30 hecta tại các xã Định Hòa và Yên Bái. Ngay sau vụ đầu, tiếng tăm về chất lượng gạo RVT đã được lan truyền nhanh chóng, và được nông dân lẫn nhiều thương lái kinh doanh gạo đánh giá là không thua kém gì so với vị “đàn anh” Bắc thơm số 7. Kèm theo khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất và hiệu quả kinh tế của RVT được kiểm chứng là cao hơn so với Bắc thơm số 7 từ 1,2 đến 1,5 lần.


Lúa thơm RVT, giống chất lượng cao chủ lực của Thanh Hóa

Ưu thế này đã giúp lãnh đạo huyện Yên Định không cần phải do dự, và họ quyết định nâng diện tích RVT lên con số 150 hecta trong vụ xuân năm 2012. Đến thời điểm này, hầu hết các diện tích RVT đã bắt đầu cho thu hoạch và tiếp tục khẳng định được chỗ đứng vững chắc tại Yên Định.

Ông Lê Văn Hoa, Chủ nhiệm HTXNN Định Hòa chắc mẩm khẳng định: Vụ ĐX 2012 vừa qua, Định Hòa lần đầu tiên đưa RVT vào SX thử trên diện tích 20 hecta của 34 hộ dân trong xã, năng suất đến thời điểm này chắc chắn không dưới 68 tạ/hecta, cao hơn hẳn nhiều giống lúa thơm truyền thống. Bà Lê Thị Bùi, một nông dân tại đây cho biết, mặc dù lúa RVT chưa gặt nhưng đã có nhiều chủ thu mua lúa tại địa phương tìm đến đặt mua ngay ngoài ruộng với giá thóc 9 nghìn đồng/kg, cao hơn 1,5 lần so với nhiều loại thóc của các giống lúa thơm khác…

"Thanh Hóa đang chủ trương đẩy mạnh phát triển các CĐML gắn với SX lúa hàng hóa, với các giống lúa chất lượng cao, trong đó RVT đã được Sở NN-PTNT đưa vào bộ giống lúa chất lượng cao chủ lực. Nhiều chính sách đòn bẩy như mương máng, giao thông đi kèm và chính sách hỗ trợ về giống cũng sẽ được ưu tiên để xây dựng CĐML", ông Mai Bá Luyến, PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa.
Với tín hiệu đáng mừng này, ông Lê Văn Hòa cho biết, vụ mùa 2012, Định Hòa sẽ nâng diện tích RVT lên con số 200 hecta. Ông Lưu Vũ Lâm, Phó chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết thêm, mặc dù mới chỉ SX thử 2 vụ, nhưng huyện đã đưa RVT vào danh sách giống lúa chất lượng cao chủ lực từ vụ mùa 2012. Trước mắt, TCty Lương thực miền Bắc đã ký hợp đồng với các xã với tổng diện tích 400 hecta trong vụ mùa 2012 để lấy nguyên liệu SX gạo XK.

Ông Lâm khẳng định, với cơ chế hợp tác SX chắc ăn như hiện nay, bên cạnh việc duy trì ổn định diện tích SX lúa giống, lúa lai thương phẩm có chất lượng, thì chủ trương của Yên Định sẽ ưu tiên hàng đầu cho việc nâng diện tích dòng lúa chất lượng cao (trong đó có RVT) trong thời gian tới.

Các địa phương được lựa chọn hàng đầu gắn với mở rộng diện tích lúa chất lượng cao như giống RVT sẽ tập trung tại các xã như Định Hòa, Định Tân, Yên Bái, Định Bình… - nơi có những cánh đồng đã được dồn điển đổi thửa với diện tích vài chục hecta/mảnh.

PGĐ Sở NN-PTNT Thanh Hóa, ông Mai Bá Luyến cũng khẳng định, nhiều huyện trong tỉnh như Yên Định, Vĩnh Lộc, Nga Sơn… cơ bản đạt được yêu cầu về năng suất đối với nhiều giống lúa lai, tuy nhiên các dòng lúa thuần chất lượng cao mang tính SX hàng hóa vẫn là khâu yếu.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm