| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa ngắn ngày khắc phục hậu quả bệnh lùn sọc đen

Thứ Hai 15/03/2010 , 10:09 (GMT+7)

Bệnh virus Lùn sọc đen hại lúa ở nhiều địa phương tại đồng bằng sông Hồng đang bùng phát. Theo chủ trương của Bộ NN&PTNT, cần áp dụng nhiều biện pháp để phòng trị và khắc phục dịch bệnh này.

>> Bệnh LSĐ tái bùng phát ở ĐBSH: Căng sức đối phó

Biện pháp về bảo vệ thực vật như phun thuốc sẽ có tác dụng tức thời nhưng về lâu dài sẽ kéo theo những tác động không tốt về môi trường.

Dùng bẫy đèn diệt trừ môi giới truyền bệnh là giải pháp tốt để hạn chế sự lây lan của bệnh. Do vậy cần phát động thành phong trào rộng rãi trong cộng đồng thì hiệu quả của giải pháp sẽ cao hơn.

Tuy nhiên 2 biện pháp trên chỉ là giải pháp tình thế. Trong trường hợp những nơi bị bệnh trên 30% diện tích thì giải pháp tiêu huỷ mầm bệnh cho gieo lại là thích hợp.

Nhưng chỉ sử dụng các giống lúa ngắn ngày và có quy trình kỹ thuật thích hợp, đặc biệt là áp dụng biện pháp gieo thẳng để đảm bảo thu hoạch cho người nông dân.

Để chủ động trong sản xuất lúa ở ĐBSH, đối phó với tác động xấu của biến đổi khí hậu như rét đậm rét hại, khô hạn, bão lụt và dịch bệnh, cần có kế hoạch nhân và sản xuất một khối lượng hạt giống cần thiết các giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng tốt và chống chịu với các sâu bệnh hại chính để dự phòng cho các trường hợp kể trên.

Về giống lúa ngắn ngày chúng ta có thể sử dụng các giống sau:

1. Giống DT122

Là giống lúa thuần cảm ôn, năng suất cao (trung bình đạt từ 50 đến 60 tạ/ha), hạt dài, gạo trong, có mùi thơm, đạt chất lượng xuất khẩu. Giống lúa DT122 do GS.TS Hoàng Tuyết Minh và cộng sự Viện Di truyền NN chọn tạo, được công nhận giống Quốc gia theo QĐ số 5310 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/11/2002. Là giống đẻ nhánh khoẻ, phát triển nhanh, nhiều bông, chịu nóng tốt giai đoạn trỗ, kháng cao với rầy nâu, kháng trung bình với bạc lá và đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn khi bón phân không cân đối, đặc biệt có thời gian sinh trưởng ngắn (85-90 ngày trong vụ mùa), vụ xuân muộn có thể gieo đến 20 tháng 3. Vụ mùa gieo muộn nhất đến ngày 2 tháng 9. Thích ứng với tất cả các phương thức làm mạ: mạ dược, mạ nền, mạ khay, gieo thẳng.

2. Giống PC6

Là giống do Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa thuần Viện CLT và CTP chọn tạo và được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống SXTN năm 2008 theo QĐ số 220/QĐ-TT-CLT ngày 08/10/2008.

PC6 là giống lúa ngắn ngày với thời gian sinh trưởng: 90-95 ngày trong vụ mùa, 88-90 ngày trong vụ hè thu tại các tỉnh Trung bộ.

PC6 là giống lúa có sức sinh trưởng nhanh, khoẻ, lá đòng đứng, ngắn, màu xanh nhạt, bông to, hạt nhỏ, xếp sít, màu hạt vàng đậm có năng suất từ 55-65 tạ/ha trong vụ xuân, 50-60 tạ/ha trong vụ mùa hoặc hè thu, chất lượng tốt (hạt gạo dài, trong, cơm mềm).

3. Giống QR1

Là giống lúa thuần cảm ôn, hạt gạo nhỏ, chất lượng gạo ngon. QR1 có nhiều ưu điểm: sinh trưởng, phát triển mạnh, loại hình cây đẹp, nhiều bông, năng suất trung bình 55-60 tạ/ha, thích ứng rộng, thời gian sinh trưởng vụ mùa 100-110 ngày, thích hợp để gieo cấy trà xuân muộn và mùa sớm.

Giống lúa QR1 có khả năng chống chịu sâu bệnh khá hơn một số giống lúa thuần đang gieo cấy. QR1 có thể dùng làm giống dự phòng khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận. Giống lúa QR1 do GS.TS. Đỗ Năng Vịnh và các cộng sự Viện Di truyền NN chọn lọc đã dược Bộ NN&PTNT công nhận cho sản xuất thử năm 2009.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm