| Hotline: 0983.970.780

Vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên: Khi Phó Thủ tướng đi chữa cháy rừng

Thứ Ba 23/02/2010 , 15:48 (GMT+7)

Vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên xảy ra ngày 8/2/2010 đã thiêu trụi gần 2.000 ha rừng vào những ngày cận kề Tết Canh Dần. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Cao Đức Phát đích thân tham gia chỉ huy chữa cháy rừng...

* Con số  cuối cùng: Mất 1.700ha rừng

Vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên xảy ra ngày 8/2/2010 đã thiêu trụi gần 2.000 ha rừng vào những ngày cận kề Tết Canh Dần. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Cao Đức Phát đích thân tham gia chỉ huy chữa cháy rừng, bởi đây là vụ cháy rừng lớn nhất từ trước tới nay…

Vụ cháy rừng VQG Hoàng Liên bùng phát vào hồi 13h ngày 8/2 ở khu vực thôn Ma Quý Hồ, do thời tiết hanh khô, suốt mấy tháng trời không có mưa, nên ngọn lửa mau chóng lan sang các tiểu khu: 291 Ma Quái Hồ, Tả Trung Hồ; 286 thôn Xéo Mý Tỷ, Dần Thàng, 295 B, 302, 303 thôn Tả Trung Hồ, 272 thôn Sín Chải…thuộc các xã Bản Hồ, Tả Van và San Sả Hồ.

Tỉnh Lào Cai đã huy động lực lượng dân quân tại chỗ, quân đội, công an và phương tiện chữa cháy của Cty Apatit Việt Nam và TP Lào Cai tham gia chữa cháy. Mặc dù bằng mọi nỗ lực nhưng không thể khống chế được các đám cháy, do lửa cháy rừng trên các sườn núi cao, vực sâu hiểm trở, gió lớn nên người và các phương tiện chữa cháy không thể tiếp cận được đám cháy. Đây là vụ cháy rừng lớn ngoài khả năng của tỉnh Lào Cai, lại xảy ra cận Tết.

Ngay đêm 10/2 Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát đã điện đàm với lãnh đạo tỉnh Lào Cai tìm phương pháp chữa cháy rừng. Sáng 11/2 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bộ trưởng Cao Đức Phát đáp máy bay trực thăng lên Lào Cai thị sát và trực tiếp chỉ huy chữa cháy rừng. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Lào Cai tiếp tục huy động lực lượng dân quân 17 xã huyện Sa Pa, Quân Khu II điều khẩn cấp 3 tiểu đoàn quân trực chiến tham gia chữa cháy rừng.

Khi các đám cháy rừng sườn Đông VQG Hoàng Liên đang được khống chế thì sáng 12/2/2010 (tức 29 Tết)  phía sườn Tây của VQG Hoàng Liên lửa cháy rừng từ bãi chăn thả gia súc của người dân thôn Chu Va (Sơn Bình, Tam Đường) bùng cháy dữ dội tại tiểu khu 221/259 và tiểu khu 193b/252. Tỉnh Lai Châu đã huy động khoảng hơn 200 dân quân của huyện Tam Đường cùng lực lượng Kiểm lâm, Công an, Bộ đội tham gia chữa cháy.

Theo báo cáo của Cục Kiểm Lâm, cả nước hiện nay có 7 tỉnh thành dự báo cấp 5 về cháy rừng (cấp cực kỳ nguy hiểm) gồm: An Giang, Cà Mau, Gia Lai, Kon Tum, Lào Cai, Lai Châu, Lâm Đồng. Ngoài ra, còn có các tỉnh thành như: Bà Rịa – Vũng Tàu, Cao Bằng, Điện Biên, Đồng Nai, Hòa Bình, Lạng Sơn, Sơn La và các tỉnh Tây Nam bộ dự báo cháy rừng cấp 4 (cấp nguy hiểm).

Đây là vụ cháy rừng chưa từng thấy trong vài chục năm qua, đang đe doạ xoá sổ VQG Hoàng Liên, nơi đa dạng sinh học bậc nhất Việt Nam, Vườn di sản ASEAN với nhiều loài cây, con đặc hữu có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Hơn lúc nào hết phải dốc toàn lực ra bảo vệ rừng, mặc dù Tết Canh Dần đã cận kề, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát trực tiếp chỉ huy chữa cháy rừng sườn Đông, Thứ trướng Hứa Đức Nhị chỉ huy chữa cháy rừng phía sườn Tây VQG Hoàng Liên. Ngay trong đêm 12/2, hơn 300 chiến sĩ Tiểu đoàn 6 của T82 cùng 100 chiến sĩ bộ đội tỉnh Lai Châu được lệnh cấp tốc lên đường chữa cháy rừng.

Sáng 13/2 (tức 30 Tết) một số điểm cháy rừng phía sườn Đông VQG Hoàng Liên đã được khống chế, nhưng phía sườn Tây lửa cháy dữ dội hơn. Suốt từ sáng 13/2 (30 Tết) đến chiều ngày 14/2 (mùng 1 Tết) hàng trăm chiến sĩ bộ đội và dân quân địa phương tiếp tục phát đường băng cản lửa, đào đất dập lửa…đến 17h ngày 14/2 lửa cháy rừng phía sườn Tây đã được dập tắt, phía sườn Đông đến 15/2 (mùng 2 Tết) ngọn lửa cháy rừng VQG Hoàng Liên mới hoàn toàn được dập tắt. Thống kê sơ bộ, số diện tích rừng bị cháy khoảng 1.700 ha, bao gồm sườn Đông khoảng 1.000 ha, sườn Tây khoảng 700 ha.

Ông Phạm Văn Đăng- GĐ VQG Hoàng Liên cho biết: Cán bộ của vườn đang tiến hành thống kê số diện diện tích rừng bị cháy cũng như nguyên nhân và mức độ thiệt hại do vụ cháy rừng để có hướng khắc phục.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm