| Hotline: 0983.970.780

Sóng gió ở một nông trường

Thứ Ba 20/07/2010 , 11:01 (GMT+7)

Nguyên nhân của các vụ khiếu kiện vượt cấp kéo dài tại Thạch Quảng trong suốt thời gian qua là do đâu?

NT chọn cao su, dân chọn mía

Cty Cao su Thanh Hoá căng bạt làm hội trường rộng lớn để Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri xã Thạch Quảng

Đoàn ĐBQH đã có ít nhất 3 lần về tiếp xúc với cử tri xã Thạch Quảng (Thạch Thành). Cơ quan chức năng và các ngành liên quan cũng đã về đây làm việc với những người khiếu kiện. Song mọi chuyện đến nay vẫn chưa có hồi kết. Vậy nguyên nhân của các vụ khiếu kiện vượt cấp kéo dài tại Thạch Quảng trong suốt thời gian qua là do đâu?

Năm 1971, Nông trường (NT) Thạch Quảng ra đời. Nhiệm vụ NT lúc bấy giờ là khai hoang để có đất SX và chăn nuôi đại gia súc mà chủ yếu là trồng cỏ chăn nuôi bò. Năm 1983, NT được sáp nhập vào Cty Cây ăn quả TƯ và được đổi tên là NTQD Thạch Quảng. Năm 1995, đất của NT được quy hoạch trồng mía. Đến năm 1998, NT chuyển về trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá. Tháng 10/2006, lại sáp nhập vào Cty Cao su Thanh Hoá và được đổi tên là NT Thạch Quảng.

Ngày 4/1/1995, Chính phủ ban hành NĐ 01 về việc giao khoán đất nông nghiệp và đất rừng SX lâu năm cho hộ dân. Thực hiện chủ trương này, NT đã giao khoán diện tích đất nông nghiệp, đất rừng cho các hộ thành viên và những đối tượng. Cụ thể NT đã giao khoán cho các hộ dân với tổng diện tích đất nông nghiệp là 451ha và đất rừng là 843ha. Số diện tích đó được tiến hành trồng mía. Đầu năm 2007, NT rà soát lại toàn bộ diện tích đã được giao khoán và triển khai kế hoạch trồng cao su. Kết quả trong các năm từ 2007 đến 2009, đã trồng được 287ha cao su trong tổng số diện tích 451ha đất nông nghiệp giao khoán. Số diện tích còn lại: có 100ha đất nằm trong quy hoạch xây dựng sân bay (đất Quốc phòng) nên tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo tiếp tục duy trì việc trồng các loại cây ngắn ngày (không trồng cây cao su); có 50ha đất thuộc ven sông không thể trồng cao su được nên trồng mía.

Số còn lại khoảng 40ha có khả năng trồng được cây cao su thì các hộ dân đã được giao khoán đất theo NĐ01 trước đó không chấp nhận việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, dẫn đến khiếu kiện. Vì sao? Phía người dân (hộ dân, công nhân) chưa thực sự hiểu một cách thấu đáo về mục đích, ý nghĩa của việc giao khoán đất theo NĐ 01. Tại NĐ 01 nêu rõ: Hộ được giao khoán đất phải thực hiện đúng theo quy hoạch và kế hoạch của bên giao khoán. Tuy nhiên, phía được giao khoán đất lại cho rằng: đất đã được giao khoán 20 năm là đất của họ nên họ kiên quyết không chuyển đổi sang trồng cao su. Cái lý mà bên được giao khoán đưa ra là hợp đồng giao khoán đất mới thực hiện được 10 năm, như vậy còn 10 năm nữa mới kết thúc nên cách làm của NT là đơn phương phá vỡ hợp đồng.

Ngày 8/11/2005 Chính phủ có NĐ 135 thay thế NĐ 01 trong đó nêu rõ là các quy định trước đây trái với NĐ135 đều bãi bỏ. Nhưng có một điểm được NĐ 135 nhấn mạnh: “Đối với diện tích đất đã thực hiện giao khoán cho bên nhận khoán thuộc đối tượng nhận khoán quy định tại khoản 2 điều 2 NĐ này nếu thực hiện đúng hợp đồng khoán, sử dụng đúng mục đích thì tiếp tục sử dụng đất theo hợp đồng đã ký và điều chỉnh một số nội dung trong hợp đồng cho phù hợp với NĐ này”. Tiếc thay khi NĐ 135 ra đời cả NT và hộ dân đã không điều chỉnh nội dung trong hợp đồng về một số điểm cần phải thay đổi để cho phù hợp với NĐ mới.

Khi NT thực hiện NĐ 135 và kế hoạch SX của Cty Cao su thì NT đã tiến hành làm một số việc như sau: Bồi thường cây màu trên đất cho số diện tích được chuyển đổi sang trồng cao su. Riêng năm 2010 áp dụng mức bồi thường như sau: Đối với cây mía lưu gốc năm thứ nhất được bồi thường 7,5 triệu đồng/ha; 5 triệu đồng/ha đối với mía gốc 2 và 2,5 triệu đồng/ha đối với mía gốc 3. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện được việc bồi thường đó do phía người dân chưa đồng tình.

Một nguyên nhân khác mà người dân không muốn bỏ mía để trồng cao su là thực tế bao năm nay người dân ở đây chủ yếu sống nhờ vào cây mía. Đó là cây có giá trị kinh tế với chu kỳ sản xuất ngắn, người dân sớm thu hoạch, xoay xở chi tiêu. Còn nếu bây giờ bỏ mía để trồng cao su thì thực ra họ hoàn toàn nhận thức được cây cao su sẽ có giá trị kinh tế cao hơn mía. Song vì thời gian kiến thiết của cao su quá lâu, phải mất 7-8 năm sau mới cho thu hoạch, trong khi kinh phí đầu tư cho cao su là rất lớn nên người dân e ngại.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.