| Hotline: 0983.970.780

500 container hàng đông lạnh "treo" cảng Cát Lái

Thứ Năm 09/09/2010 , 10:02 (GMT+7)

Từ đầu tháng 9 đến nay, tất cả các container hàng đông lạnh (chủ yếu thịt và thuỷ sản) khi về đến cảng Cát Lái (TPHCM) đã bị “treo” không thể thông quan với số lượng lên tới trên 500 container...

Hơn 500 con tainer thực phẩm đông lạnh không biết xin giấy chứng nhận VSATTP ở đâu!

Từ đầu tháng 9 đến nay, tất cả các container hàng đông lạnh (chủ yếu thịt và thuỷ sản) khi về đến cảng Cát Lái (TPHCM) đã bị “treo” không thể thông quan với số lượng lên tới trên 500 container (hơn 10.000 tấn). Nguyên nhân chính là do các lô hàng bị “vướng” về giấy chứng nhận VSATTP…

Ngay sau những ngày nghỉ lễ 2/9, Cơ quan Thú y vùng VI (tại TPHCM) liên tiếp nhận được phản ánh của các DN nhập khẩu sản phẩm động vật và thuỷ sản đông lạnh hỏi về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận VSATTP. Tuy nhiên, theo ông Bạch Đức Lữu - Trưởng phòng Tổng hợp Cơ quan Thú y vùng VI, đơn vị chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho các lô hàng đạt chuẩn, còn giấy chứng nhận VSATTP không thuộc thẩm quyền nên cũng đành “bó tay” không thể tư vấn, hướng dẫn hay giúp gì cho các DN.

Sở dĩ xảy ra tình trạng “khóc dở mếu dở” này là do các DN không có cách nào đáp ứng được yêu cầu quy định trong Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT (hiệu lực từ ngày 1/9/2010). Cụ thể, nếu như trước đây phía nước XK chỉ cần cấp giấy “đạt tiêu chuẩn sử dụng” còn phía VN chỉ cần cấp giấy “kiểm dịch đạt chuẩn” là lô hàng có thể thông quan, thì nay Thông tư 25 quy định thêm: Bắt đầu từ 1/9/2010, các lô hàng có nguồn gốc động vật nhập khẩu đều phải có thêm giấy “chứng nhận VSATTP” cho cả “đầu vào” và “đầu ra”.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Bình – GĐ Cơ quan Thú y vùng VI, chỉ nói riêng ở VN thì mẫu giấy chứng nhận VSATTP chưa hề có. Lạ lùng hơn nữa là cũng chưa có bất kỳ một đơn vị nào được phân công cụ thể đứng ra hướng dẫn và cấp loại giấy này cho các DN nhập khẩu. Vì thế mới xảy ra chuyện, khi các DN bức xúc kêu trời, ngành thú y “ra tay” giúp đỡ bằng cách liên hệ với Viện Vệ sinh y tế thì Viện này nói không phải chức năng nên không làm.

Ngay cả khi liên hệ đến Nafiqad 4 (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản) thì đơn vị này cũng cho rằng không có trách nhiệm. Còn về phía ngành hải quan, lực lượng này cứ triệt để áp dụng, “đè” DN bắt phải có đủ hai loại giấy chứng nhận trên thì mới cho hàng ra khỏi cảng, dù họ cũng thừa biết DN nhập khẩu đang chạy đôn chạy đáo nhưng chẳng biết xin loại giấy đó ở đâu!

Ông Đỗ Hà Nam - Tổng GĐ Cty XNK Intimex (TPHCM) bức xúc cho biết, đơn vị đang bị “treo” tới 15 container thực phẩm đông lạnh tại cảng Cát Lái mà không biết cách nào để lấy ra. “Hiện mỗi ngày Intimex mất tới 1.500 USD trả tiền chi phí lưu kho bãi, điện chạy giữ lạnh cho 15 container hàng. Nếu tình trạng này kéo dài thì DN sẽ thiệt hại rất nghiêm trọng”.

Nhiều DN nhập khẩu khác cũng khẳng định, mỗi ngày họ mất 100 USD cho 1 container hàng mà không biết thiệt hại sẽ còn kéo dài bao lâu. Nếu tính sơ sơ 500 container bị “treo” tại cảng Cát Lái thì mỗi ngày tổng số tiền các DN phải chi cho cảng lên tới 50.000 USD. Ngoài ra chưa kể thiệt hại từ việc đối tác phạt hợp đồng do giao hàng trễ, thị trường có nhiều biến động bất lợi. Điều đáng nói, theo ông Nguyễn Xuân Bình: “Bên thú y chúng tôi đã làm hết chức năng về mảng kiểm dịch và tiêu chuẩn vệ sinh thú y rồi. Nếu bắt buộc phải có 2 loại giấy chứng nhận kiểm dịch và VSATTP thì rõ ràng bị trùng lắp không cần thiết, vì thực tế kiểm dịch thú y cũng chính là kiểm tra VSATTP”.

Thực ra, Thông tư 25 cũng rất có ý nghĩa khi ban hành nhằm mục đích kiểm soát có hiệu quả chất lượng, VSATTP hàng hóa có nguồn gốc động vật nhập khẩu và bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng trong nước. Đồng thời, Thông tư này còn thực hiện Nghị quyết của Chính phủ thúc đẩy XK, hạn chế nhập siêu. Tuy nhiên, việc thông tư  có hiệu lực trong khi những điều kiện tối thiểu để thực hiện như: mẫu giấy chứng nhận, cơ quan đảm trách thực hiện...lại chưa có đã gây khó cho DN, làm đình trệ các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu. Được biết, một số Đại sứ quán các nước đóng tại VN đã có ý kiến bằng văn bản đề nghị sớm có giải pháp cho tình hình này.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm