| Hotline: 0983.970.780

Vơi đi những mất mát…

Chủ Nhật 31/10/2010 , 14:19 (GMT+7)

Hai cơn lũ lịch sử đã đi qua, để lại biết bao đau thương, mất mát cho đồng bào miền Trung ruột thịt. Trong cái lạnh đầu đông những ngày cuối tuần này, 5 đoàn cùng báo NNVN lên đường, về những vùng đất vẫn còn hằn sâu sự mất mát trên từng khuôn mặc của người dân, trên khắp những ngôi nhà và những cánh đồng…

Hai cơn lũ lịch sử đã đi qua, để lại biết bao đau thương, mất mát cho đồng bào miền Trung ruột thịt. Trong cái lạnh đầu đông những ngày cuối tuần này, 5 đoàn cùng báo NNVN lên đường, về những vùng đất vẫn còn hằn sâu sự mất mát trên từng khuôn mặc của người dân, trên khắp những ngôi nhà và những cánh đồng… Ôm trên tay chiếc chăn ấm, áo ấm do đoàn cứu trợ trao bằng những bàn tay gầy gộc, cái lạnh như vơi đi; khoác trên vai những hạt gạo, cái no lại về…

Dẫu những chuyến hàng cứu trợ của các cá nhân, doanh nghiệp và Báo NNVN không thể bù đắp được bao mất mát của đồng bào, nhưng thật ý nghĩa, tiếp thêm sức và sự cứng rắn cho đồng bào vượt qua khó khăn này, sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống. 

An ủi lòng mình đã cố gắng huy động những mặt hàng nào thiết thực nhất lúc này nhưng cảm giác nghẹn ngào cứ chực trào khi nhìn những nỗi khó khăn còn chồng chất quanh những người dân Phương Mỹ, Hương Khê, Hà Tĩnh.

Bà con chờ hàng cứu trợ

Hình ảnh lũ còn lại rõ nhất trên đường đi vào xã là dấu bùn đất bám trên ngọn cây cao hơn mái nhà, là những tủ, bàn… mục nát lăn lóc trước những căn chòi đây đó bị lũ quét qua, là những gốc lúa rục còn sót lại trên các khoảnh ruộng trơ sũng bùn nước. Càng gần Phương Mỹ, xã được gọi là nơi rốn lũ, hình ảnh càng điêu tàn hơn với từng dãy nhà hai bên đường xiêu vẹo, thậm chí sụp hoàn toàn với đống mái lá rũ xếp bên cạnh nền trống hoác.

Trường tiểu học và trung học cơ sở Phương Mỹ xiêu vẹo, xác xơ sau trận lụt. Trường có hơn 100 em học sinh tiểu học và gần 300 học sinh trung học mất sạch sách vở. Hiện sách giáo khoa cũ của các trường Hà Nội quyên góp vào đủ cho 3 em dùng chung một bộ. Tập cứu trợ đã phát bình quân mỗi em được 7 cuốn. Chương trình có đến 14,15 môn nên tất cả các em hiện đang phải chép 2-3 môn vào một cuốn. Muộn phiền dường như dịu bớt trên gương mặt các thầy cô giáo khi nhận món quà 2.500 cuốn tập. Còn Trưởng trạm y tế xã thì trở nên luýnh quýnh khi nhận thùng thuốc từ  các bác sĩ theo đoàn cứu trợ báo NNVN trao. Anh cho biết hiện trong dân đang bắt đầu xuất hiện bệnh đau mắt đỏ, thùng thuốc của xã đã sạch bách nên số thuốc này quả là món quà quý mà anh không diễn tả hết bằng lời.

Tặng quà cho trường học

Trước cửa ủy ban xã, hàng trăm người đang đứng chờ xe cứu trợ đến. Nhiều cụ già lẩy bẩy sau tấm áo mưa dù trời đang tạnh. Bên trong tấm áo mưa ấy là thân thể run lạnh chẳng có mảnh áo nào che thân.

Anh Nguyễn Hồng Quân, chủ tịch xã Phương Mỹ, cho biết, 16 thôn ngập cả nhưng có 6 thôn với 397 hộ trôi sạch bởi ngập nặng là Tân Thượng, Mỹ Hạ, Mỹ Trung, Mỹ Thượng, Ấp Tiến 1 và 2. Tuy là vùng rốn lũ nhưng lại xa nên từ sau lũ xã mới chỉ có 9 đoàn cứu trợ đến thăm với hàng cứu trợ phần lớn là gạo, mì ăn liền và quần áo…

Nỗ lực công bằng trong hoàn cảnh “của vào nhà khó như gió vào nhà trống” là bài toán căng thẳng với cán bộ xã. Nhìn những khuôn mặt thất thần của dãy người đứng xếp hàng chờ cứu đói mà não lòng.  

Chủ tịch xã đọc danh sách lên nhận quà cứu trợ

Bà Trần Hậu người xóm Tân Sơn 1 cho biết, nhà có 3 sào ruộng nhưng vẫn đang ngập, cả nhà và tài sản đã trôi sạch theo lũ giờ đây chỉ trông chờ vào hàng cứu trợ mà sống cho qua ngày chờ nước rút, giống về đặng bắt tay vào mùa vụ. Bà Vinh cho biết, nhà chỉ có 20 thước ruộng, lúa gần gặt mà nay rũ mục, nảy mộng vì ngâm trong nước cả tuần. Tài sản trôi theo lũ cả, giờ đây cả nhà sợ nhất khi nghe trời chuyển sang gió mùa đông bắc…

Đoàn cứu trợ báo NNVN là đoàn thứ 9 đến Phương Mỹ với 300 phần quà chủ lực là 5 ký gạo/phần. Hàng kèm theo hoặc gói quần áo, hoặc áo lạnh hay tấm chăn bông bởi mỗi loại chỉ có 100 phần.

Bà con phấn khởi nhận quà nhưng vẫn có người buồn vì mất mát quá lớn

Anh Nguyễn Hồng Quân cho biết, tính đến nay gạo cứu trợ tạm đủ cho các hộ sống được khoảng 1 tháng. Xã đang chuẩn bị cơ sở vật chất để một tuần nữa bắt đầu vụ ngô thu đông nếu trời khô ráo. Tình trạng thiếu đói đang đe dọa bởi vụ mùa để thu hoạch phải 3 tháng nữa mới may ra. Mọi sự đều trông chờ vào lòng hảo tâm và chính sách hỗ trợ của Nhà nước bởi tài sản và lương thực đã trôi sạch. Khó nhất trước mắt là thời tiêt thay đổi, gió lạnh tràn về. Bà con thiếu chăn và chiếu trầm trọng…

Đứng chờ trước ủy ban xã như một quán tính trong lúc khó chứ nhìn hàng cứu trợ lọt thỏm giữa biển người, nhiều ông, bà nghe gọi tên mà vẫn đứng ngơ ngác, mặt thất thần chẳng vào nhận quà. Người còn tỉnh táo thì phấn khởi trước gói chăn bông nhưng nhiều chị dù nhận chăn bông mặt vẫn thẫn thờ chẳng chút cảm xúc. Nhiều người nhận quà xong quay lại xin đổi quần áo lấy chăn bông. Biết làm sao khi chăn bông chỉ có 100 cái mà số nhà cần thì quá lớn (hơn 600 hộ).

Trao quà cho mẹ liệt sĩ (ảnh trên). Nhà mẹ liệt sĩ bị trôi hết (ảnh dưới)

Anh Quân chia sẻ: Diện tích sản xuất của xã có 196,6 ha lúa và 57 ha ngô. Kết quả sản xuất lúa đông xuân sẽ là yếu tố quyết định đến đời sống bà con trong xã tuy nhiên khó khăn nhất của Phương Mỹ khi bắt tay vào vụ hiện nay là thiếu giống và phân bón. Toàn bộ giống và phân chuồng của xã đã trôi sạch theo lũ…

Rời Phương Mỹ sang Đức Châu (Đức Thọ) trao 300 phần quà cứu trợ chúng tôi cảm nhận rõ hơn sự khốn khó của bà con Phương Mỹ. Cũng là vùng chịu lũ nhưng bà con Đức Châu dù nghèo nhưng chưa ngặt nhờ chủ động đối phó được với thiên tai.

Liên lạc cấp tốc về TP.HCM, với sự hỗ trợ khẩn cấp của thân bằng quyến hữu, chúng tôi hăng hái quyết định, chiều 29 quay lại Phương Mỹ. Dẫu biết đợt quà thêm này vẫn chẳng thấm gì trước khó khăn đang bao trùm Phương Mỹ nhưng được chút nào, hay chút ấy. Chỉ mong Phương Mỹ sẽ sớm gượng dậy sau trận càn thiên địa.

Danh sách cá nhân, DN ủng hộ đồng bào lũ lụt qua NNVN: 

Các cá nhân, DN tại Hà Nội: Trung tâm dịch vụ Bình Minh, 51 Bồ Đề, Q. Long Biên 2.000.000đ; Lê Phương Hoa 1.000.000đ; Ông Claudio Dordi 1.500.000đ; Ông Martin Junker 1.000.000đ; Phạm Thị Thu Lan 500.000đ; Cty TNHH SX-TM Hiệp Long (122 Alley - Vĩnh Thụy) và Nguyễn Đăng Bình (đại sứ quán Canada) gửi 18.000.000đ cùng 200 kg quần áo và nhiều trang thiết bị sửa chữa trường học; Bùi Thị Phương Mai (Cty DVĐT PT Y tế Hà Nội) 4.500.0000đ. 

Các đơn vị tại Hải Phòng: Cty TNHH Kiên Ngọc (An Sơn, huyện Thủy Nguyên) 10.000.000đ; Cty TNHH Thương mại dịch vụ Toàn Thắng (Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên) 10.000.000đ; Cty TNHH Phương Nghĩa (Phường Thượng Lý, Q.Hồng Bàng) 3.000.000đ; Cty TNHH Tân Thuận Phong (Nam Sơn, huyện An Dương) 10.000.000đ; Cty CP Hòa Anh (Phường Máy Chai, Q.Ngô Quyền) 5.000.000đ; Cty TNHH Thương mại Hải Đăng (Phường Quán Trữ, Q.Kiến An 5.000.000đ; Cty CP IDC (266K Trần Nguyên Hãn) 5.000.000đ; Cty TNHH Sợi tổng hợp Hai Long 5.000.000đ; Chi cục Bảo vệ môi trường Hải Phòng 5.000.000đ; Cty CP Văn phòng phẩm Hải Phòng (phường Hưng Đạo, Q.Dương Kinh) tặng 2.500 cuốn tập trị giá 22.000.000đ; Cty TNHH quốc tế Đông Thăng Hải Phòng (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) tặng 100 áo gió. 

Các đơn vị và độc giả tại TP.HCM: Cty TNHH TM Duy Tân (B6 đường số 4, P.7, Q.Gò vấp) 5.000.000đ; Cty TNHH TM Dược phẩm Ngọc Việt (183 Lê Văn Long, P.Tân Kiểng, Quận 7) 5.000.000đ; Cty TNHH TM Dược phẩm Thiên Kim (48 Hoàng Diệu, Q4) 5.000.000đ; Cty TNHH TM Dược phẩm Kim Phúc (109 Tân Vĩnh, P6, Q4) 5.000.000đ; Trần Thị Thanh Hương (Nhà hàng Bạch Dương, 30 Võ Văn Tần, Q.3) 3.000.000đ; Cty TNHH TM Dược phẩm Duy Anh (36 đường 17B, Bình Trị Đông B, Bình Tân) 5.000.000đ; Bạn Quốc (Q.Bình Thạnh) 1.000.000đ; Bạn Nguyên và Lan Anh (Q7) 2.000.000đ; Bạn Hương (Q7) 2.000.000đ; Ông Nguyễn Văn Đàm 4.500.000đ; Bạn Bích và các bạn 23.000.000đ; Bạn Hương Mạnh (Phú Mỹ Hưng, Q7) 5.000.000đ; Bạn Trần Thị Thanh Thủy (Q.Bình Thạnh) 1.000.000đ; Bạn Lương Y khoa, Thủy Phương và các bạn 34.000.000đ và 100 cái chăn bông; Bạn Huỳnh Ngọc Tài - Cty TNHH Dược phẩm Việt Úc gửi 5 triệu đồng; Bạn Huỳnh Kim Khánh tặng 1 triệu (cho gia đình cô giáo Hoa); Bạn Lê Thị Hải Yến (Cty TNHH TM Thái Hà góp số tiền là 2 triệu đồng; Bạn Lê Thị An Bình, nhà hàng Đất Sét, TP.HCM gửi 3 triệu đồng; Cty Dược phẩm Phượng Hoàng (39 Giải Phóng, F4,Q.Tân Bình) 20.000.000đ; Cty Dược phẩm Liên hợp ủng hộ 50 cái màn.

Báo NNVN đã cùng các đơn vị đi cứu trợ đồng bào từ 29-31/10 tại: 

  • Bà con xã Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) đợt 1 (ngày 29/10): 300 phần gồm (1,5 tấn + 100 chăn, 100 áo gió + quần áo cũ)+ thuốc tây trị giá 5 triệu, + 2500 cuốn tập (trị giá 22 triệu), biếu mẹ liệt sĩ Lê Thị Lục 2,5 triệu đồng; đợt 2 (ngày 30/10): 800 phần quà gồm: 4 tấn gạo, 80 màn, 320 chăn bông, 200 chiếu + mì ăn liền 20 thùng + áo gió 200 cái + và 300 kg quần áo. Tổng tiền mặt biếu các hộ nghèo khó 7 triệu đồng; Nhờ VPĐD báo NNVN gửi biếu gia đình cô giáo Hoa (Hương Thủy) 6 triệu đồng; Tặng trường tiểu học Phương Mỹ: 4 thùng sơn để sơn lại trường, 1 thùng bóng đèn Néon + các đồ hộp bảng điện,
  • Xã Đức Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh): 1,5 tấn gạo + 100 áo gió + 30 chăn + quần áo
  • Xã Khánh Sơn (Nam Đàn, Nghệ An) 1,5 tấn gạo + 100 áo gió + 160 màn + quần áo + 5 thùng bánh gạo;
  • Xã Nam Cường (Nam Đàn, Nghệ An): 1 tấn gạo + 100 áo gió + 80 màn

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm