| Hotline: 0983.970.780

Trại Thực nghiệm Sa Pa bị lấn chiếm, đâu là sự thật?

Thứ Hai 13/12/2010 , 16:46 (GMT+7)

Cùng một mảnh đất tại sao hai bên lại phải ký hợp đồng chuyển nhượng nhiều lần như vậy, liệu có điều gì khuất tất ở đây?

Trại Thực nghiệm và sản xuất giống cây ăn quả Sa Pa được UBND tỉnh Lào Cai giao cho Trung tâm Giống NLN Lào Cai từ ngày 2/4/2002 để SX giống cây ăn quả ôn đới và vườn mẫu. Từ đó đến đầu tháng 10/2010 không có sự tranh chấp với bất cứ ai. Ngày 21/10/2010 khi bà Nguyễn Thị Thoa (Hà Nội) cho san gạt đổ đất vào khu vực Trại Thực nghiệm thì tranh chấp nổ ra. Vậy, ai có quyền sử dụng hợp pháp diện tích đất đang tranh chấp đó?

Nguồn gốc đất Trại Thực nghiệm Sa Pa

Với điều kiện khí hậu và tự nhiên của huyện Sa Pa có khả năng phát triển cây ăn quả ôn đới, ngày 2/4/2002 UBND tỉnh Lào Cai đã ký QĐ số 670/QĐ-CT giao 24,25 ha đất nông nghiệp cho Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Lào Cai để xây dựng Trại Thực nghiệm giống cây ăn quả ôn đới và làm vườn mẫu để cung cấp giống cây cho người dân trong khu vực. Diện tích đất giao cho Trại Thực nghiệm bao gồm: 17,37 ha do Ban Quản lý dự án 661 Sa Pa quản lý, 7,3928 ha do các hộ gia đình quản lý sử dụng.

Cây Tống quá sủ được trồng mới khi hàng rào bị phá hủy.

Sau khi đền bù giải phóng mặt bằng, Trung tâm giống NLN Lào Cai tiến hành xây dựng hàng rào bằng cột bê tông và dây thép gai phân định gianh giới giữa Trại Thực nghiệm với các hộ dân và các tổ chức xã hội đang sử dụng đất liền kề. Kể từ đó đến tháng 10/2010 không hề xảy ra tranh chấp đất đai giữa Trại Thực nghiệm với các hộ dân xung quanh.

Việc tranh chấp đất đai chỉ bắt đầu từ ngày 21/10/2010 khi bà Nguyễn Thị Thoa, trú tại tổ 10B, P. Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội tổ chức san gạt mặt bằng tại tổ 11b giáp với khu mộ Tây (cách gọi thông thường của người dân Sa Pa) đổ đất lấn chiếm Trại Thực nghiệm, với khối lượng đất đá san gạt khoảng 6.000 m3, diện tích lấn chiếm khoảng 3 ha. Hàng rào dây thép gai có đoạn bị nhổ bỏ, có đoạn di chuyển xuống cuối phần đất san gạt chiều dài 312 m, trị giá khoảng 124,8 triệu đồng.

Ngày 25/10/2010 Trung tâm Giống NLN Lào Cai cùng với Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện Sa Pa tiến hành kiểm tra và lập biên bản khu đất san gạt trái phép và yêu cầu các bên xuất trình giấy tờ có liên quan tới khu đất. Ngày 29/10/2010 UBND Sa Pa giao cho Phòng Quản lý đô thị chủ trì, yêu cầu các bên cung cấp giấy tờ có liên quan tới khu đất. Tại cuộc họp này, phía Trung tâm Giống NLN Lào Cai đã cung cấp QĐ số 288/QĐ-CT ngày 29/01/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt dự án xây dựng công trình Trại Thực nghiệm, Biên bản bàn giao đất giữa Ban QLDA 661 cho Trung tâm Giống NLN Lào Cai.

Hiện trường Trại Thực nghiệm Sa Pa bị lấn chiếm.

Phía bà Nguyễn Thị Thoa (Hà Nội) cung cấp Bản cam kết về việc chuyển nhượng quyền SDĐ ngày 26/12/1994 có sơ đồ kèm theo giữa bên chuyển nhượng là vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyến - Nguyễn Thị Thoa, với diện tích 105.000 m2, giá chuyển nhượng là 1,2 triệu đồng; Hợp đồng chuyển nhượng Quyền SDĐ ngày 29/3/2005 giữa bà Nguyễn Thị Thoa (Hà Nội) cho ông Vũ Thành Công. Với những giấy tờ hai bên đưa ra chưa được xác minh, cuộc họp đi đến kết luận: Diện tích đất giao cho Trung tâm Giống NLN Lào Cai và bà Nguyễn Thị Thoa (Hà Nội) có sự trùng lặp 8 ha, không xác định được ranh giới giữa hai bên, đề nghị ông Vũ Thành Công dừng thi công và đề nghị UBND huyện Sa Pa chỉ đạo Phòng TN- MT và UBND thị trấn Sa Pa xem xét tính hợp lệ hồ sơ đất của hai bên.

Nhiều nghi vấn

Tiếp cận hồ sơ vụ tranh chấp đất, ngoài những giấy tờ bà Nguyễn Thị Thoa (Hà Nội) cung cấp tại cuộc họp ngày 29/10/2010, Phòng TN-MT huyện Sa Pa còn cung cấp cho chúng tôi một số văn bản khác mà Phòng đã thu lượm được trong quá trình xác minh (đều có dấu công chứng), trong đó có hợp đồng chuyển nhượng, sơ đồ bàn giao đất được lập ngày 26/12/1994 và hợp đồng chuyển nhượng, sơ đồ bàn giao đất lập ngày 04/4/1994 giữa vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyến - Nguyễn Thị Thoa với bà Nguyễn Thị Thoa (Hà Nội), diện tích chuyển nhượng 105.000 m2.

Hàng rào cột bê tông bị phá hủy và di dời xuống chân khu đất lấn chiếm.

Ngoài ra, UBND huyện Sa Pa còn cung cấp cho chúng tôi bản photocopy có dấu công chứng của UBND huyện Sa Pa ngày 29/11/2010 (số 4554 quyển số 3 SCT/BS lưu tại hồ sơ công chứng), thì ngày 26/01/1998 giữa vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyến - Nguyễn Thị Thoa đã ký hợp đồng chuyển nhượng đất cho bà Nguyễn Thị Thoa (Hà Nội), nội dung hợp đồng giống như hai lần trước.

Mặt bằng Trại Thực nghiệm Sa Pa được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt xây dựng.

Cùng một mảnh đất tại sao hai bên lại phải ký hợp đồng chuyển nhượng nhiều lần như vậy, liệu có điều gì khuất tất ở đây? Những bản hợp đồng chuyển nhượng đất và sơ đồ giao đất đó đều được ông Phạm Tiến Lập - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sa Pa (lúc đó) ký và đóng dấu xác nhận. So sánh hai bản xác nhận do ông Phạm Tiến Lập ký và đóng dấu vào sơ đồ bàn giao đất lập ngày 04/4/1994 và sơ đồ bàn giao đất ngày 26/12/1994 thì thấy giống nhau 100%.

Điều kỳ lạ, hai bản xác nhận ở hai thời điểm khác nhau lại giống nhau từng câu, từng chữ và từng lỗi sửa, chỉ khác ngày tháng. Một điều nghi vấn khác, tại bản Hợp đồng chuyển nhượng quyền SDĐ lập ngày 26/12/ 1994, cũng do ông Phạm Tiến Lập ký xác nhận, bằng mắt thường cũng thấy vết cắt dán, với dòng hai chữ, dòng trên: Sa Pa ngày 26 tháng 12 năm 1996, dòng dưới: Sa Pa ngày 26 tháng 12 năm 1994 (?). Những điều nghi vấn đó cần được cơ quan điều tra xác minh xem đây có phải là sự cắt dán trước khi photocopy rồi tiến hành công chứng?

Trong Báo cáo Kết quả kiểm tra việc lấn chiếm đất và phá hoại tài sản Trại Thực nghiệm Sa Pa số 173/BC-TNMT-TTr ngày 23/11/2010 do ông Phạm Đức Thuận - GĐ Sở TN-MT ký gửi UBND tỉnh Lào Cai có đoạn: "Qua xác minh hồ sơ liên quan cho thấy việc tranh chấp đất đai giữa bà Nguyễn Thị Thoa với Trung tâm Giống NLN Lào Cai có biểu hiện giả mạo giấy tờ chuyển nhượng đất đai để chiếm đất của Nhà nước trục lợi cá nhân, có sự tiếp tay của một số cán bộ công chức nhà nước" là có cơ sở.

Trước máy ghi âm của chúng tôi, ông Phạm Tiến Lập - hiện là Chủ tịch UBND thị trấn Sa Pa, người đã ký xác nhận vào hồ sơ chuyển nhượng đất cho bà Nguyễn Thị Thoa (Hà Nội) đã xác nhận với PV báo NNVN: Chữ ký photocopy trong giấy tờ đó là chữ ký của tôi. Kể từ khi Trung tâm Giống NLN Lào Cai được giao đất mà tôi tham gia trong Hội đồng GPMB, từ đó đến nay đều sử dụng ổn định, có hàng rào dây thép gai xung quanh và không tranh chấp với nhân dân địa phương...

Xác nhận của UBND thị trấn Sa Pa ở hai văn bản vào 2 hai thời điểm khác nhau nhưng lại giống nhau như đúc, chỉ khác ngày, tháng, năm.

Như vậy, việc Trại Thực nghiệm Sa Pa bị lấn chiếm cần phải được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ: Giá trị pháp lý giấy tờ của các bên liên quan, chữ ký, con dấu và ai đã tổ chức phá hoại tài sản (hàng rào) XHCN, hủy hoại đất đai để xử lý trước pháp luật cũng như để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tổ chức và công dân về khu đất đang tranh chấp.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm