| Hotline: 0983.970.780

Thôi rồi, Lượm ơi!

Thứ Năm 03/03/2011 , 10:24 (GMT+7)

Chuyên mục Người xây tổ ấm phát chương trình về số phận, cuộc đời của một cô bé có tên là Lượm đã gây xúc động hàng triệu trái tim của khán, thính giả. Thế nhưng, sự thật hoàn toàn khác...

Chuyên mục Người xây tổ ấm phát chương trình về số phận, cuộc đời của một cô bé có tên là Lượm đã gây xúc động hàng triệu trái tim của khán, thính giả cả nước. Thế nhưng, chỉ ít ngày sau, chúng tôi đã nhận được phản ánh của bạn đọc về những bất minh của nhân vật này. Đến TT-Huế, chúng tôi đã gặp một "cô Lượm"  gian dối, giảo hoạt. 

Hơn ai hết, chính quyền và người dân nơi cô bé có tên là Lượm đang sinh sống rất bức xúc về một sự bịa đặt đến tráo trở của nhân vật này. Những chi tiết cô kể, chia sẻ về cuộc đời của cô trong buổi giao lưu của chương trình Người xây tổ ấm hoàn toàn phi sự thật, đã đánh lừa tình cảm, lòng tin thậm chí là tiền bạc của những nhà hảo tâm, của hàng triệu khán thính giả. 

Chân dung của ''cô Lượm'' trong câu chuyện được phát sóng trong chương trình Người xây tổ ấm

Câu chuyện của cô gái có tên là Lượm cùng cậu con trai, được cô kể như sau: Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không nhà cửa, không anh chị em, không được đến trường, cô được một bà cụ nhặt ở ghế đá công viên và nuôi đến khôn lớn. Sau trận lụt ở Huế, bà cụ mất, bé Lượm bắt đầu bước vào cuộc sống của một cô bé bụi đời, trải qua đủ thứ nghề khác nhau, phải sống trong cảnh thiếu thốn, đe dọa trăm bề. Lượm từng bị kẻ xấu lừa dẫn đến bị công an tạm giam 2 tháng vì vận chuyển trái phép ma túy…Hiện tại, hai mẹ con Lượm đang được một người tốt bụng có tên là Lê Thị Huê cưu mang ở tại khu phố 2, thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà.

Câu chuyện diễn ra như một đoản khúc của tiểu thuyết, thế nhưng khi chúng tôi tìm về thôn Minh Hải, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang để xác minh, ông Nguyễn Đăng Tuấn Anh- Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An cho hay, từ khi chương trình Người xây tổ ấm được phát đến nay, chính quyền và người dân địa phương ở đây hết sức bức xúc về sự lừa dối, phi sự thật về cuộc đời của nhân vật nữ trong câu chuyện có tên là Lượm. Qua tìm hiểu, Lượm trong câu chuyện trên có tên thật là Trần Thị Thùy Dương, SN 1983, trú tại nhà số 4, kiệt 16 đường Chế Lan Viên, phường Trường An, thành phố Huế (không như cô nói là không có tên, không có nhà cửa, gia đình). Quê gốc của cô ở thôn Minh Hải, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang. 

Năm 2006, sau khi lấy chồng, cô sinh một đứa con trai, chuyển đến địa chỉ mới ở trên. Hiện tại, gia đình của cô ở thôn Minh Hải còn có cả bố mẹ, cùng 3 đứa em đang sinh sống. “Tháng 2/2009, chị Dương đã cắt hộ khẩu ở thị trấn Thuận An nên về sau chúng tôi không nắm rõ. Tuy nhiên, trong cuộc giao lưu của chương trình Người xây tổ ấm, cô Dương có tâm sự là từng bị công an tạm giữ 2 tháng vì cô bị kẻ xấu lừa vận chuyển mà túy. Sự bịa đặt này không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến chính quyền địa phương mà ngay cả gia đình cô”- Phó Chủ tịch Nguyễn Đăng Tuấn Anh, bức xúc.

Trao đổi với chúng tôi, chị Trần Thị Thùy Dương- nhân vật chính trong câu chuyện phân trần: “Thực sự tôi không muốn lừa dối khán giả, những người làm chương trình, những nhà hảo tâm nhưng tôi không đủ can đảm để nói lên sự thật. Câu chuyện về nhân vật Lượm tôi tình cờ nghe được trong một lần ở bệnh viện, tôi chỉ là người kể lại chứ chuyện đó không phải là sự thật về cuộc đời của tôi”.

Trong câu chuyện của Lượm, cô kể từ nhỏ không được học hành, không biết chữ, phải làm nghề đánh giày rồi bán báo dạo trên thành phố Huế để mưu sinh. Thế nhưng, tiếp xúc với chúng tôi, ông Trần Văn Thành (53 tuổi)- bố của cô Dương cho biết: “Từ nhỏ bé Dương được chúng tôi nuôi lớn rồi gả chồng. Cháu theo học bậc tiểu học và trung học ở trường thị trấn Thuận An nên không có chuyện cháu không biết chữ, không có cha mẹ, anh em, gia đình. Thực sự sau khi nghe bà con thôn xóm lời ra tiếng vào và đặc biệt sau khi xem chương trình Người xây tổ ấm với nhân vật cháu Dương là trung tâm câu chuyện, gia đình chúng tôi thấy rất xấu hổ, nhiều lúc thấy nhục vì con mình đã làm bậy bên ngoài để cả họ tộc phải mang tiếng”.

Tiếp xúc với bạn bè của cô, chúng tôi cũng được biết từ nhỏ cô Dương đã sống ở thôn Minh Hải, được bố mẹ cho học hành đầy đủ, không có chuyện cô phải lang thang sống bụi đời, làm đủ thứ nghề để mưu sinh như cô kể. Anh Trương Đăng Hùng (thôn Minh Hải), một người dân có nhà gần khu vực cô Dương sinh sống từ nhỏ cho biết: “Sau khi xem chương trình chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Một con người chỉ có bộ mặt là thật thôi, câu chuyện toàn là bịa đặt để lừa lòng tốt, tình cảm của những khán giả như chúng tôi”.

Được biết, sau khi câu chuyện về cô bé Lượm được phát sóng, Dương đã nhận được rất nhiều điện thoại từ các nhà hảo tâm mong được giúp đỡ mẹ con cô ấy. Trong đó, cô đã nhận 7 triệu đồng từ một nhà hảo tâm ở Hà Nội.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm