| Hotline: 0983.970.780

Thu hồi đất rừng để… cho thuê trồng sắn?

Thứ Năm 26/05/2011 , 10:27 (GMT+7)

Dù đã mua đất khu vực bìa rừng để canh tác nhưng lấy cớ diện tích đất này thuộc BQL rừng phòng hộ La Ngà nên người dân cứ trồng cây gì là lại có người tới nhổ sạch.

Trước những năm 2000, hàng chục hộ dân  ở xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã mua đất khu vực bìa rừng để canh tác. Tuy nhiên, sau khi cắm mốc phân chia địa giới hành chính (năm 2002), lấy cớ diện tích đất này thuộc BQL rừng phòng hộ La Ngà (thuộc Sở NN-PTNT Bình Thuận) quản lý nên hễ người dân trồng cây gì là có người đến nhổ sạch. Cũng theo người dân tố cáo, những diện tích rừng mà BQL RPH La Ngà thu lại phần lớn đang được cho thuê để trồng sắn. 

I. DÂN TRỒNG CÂY GÌ, BỊ PHÁ CÂY ĐÓ

Ông Phạm Công Lý đau xót khi vườn mì hơn 20 ngày tuổi bị nhổ bỏ không thương tiếc

Chỗ nhổ - chỗ chừa

Ngày 27/4, từ TP.HCM chúng tôi vượt hơn 200 km để tìm về xã Lộc Nam, Bảo Lâm nơi có cả chục hộ dân đang rất bức xúc vì hoa màu, cây trái của họ thường xuyên bị cán bộ BQL rừng phòng hộ La Ngà (gọi tắt BQLR La Ngà) nhổ tung.

Theo ghi nhận của chúng tôi, người dân nơi đây đều là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, túng bấn. Dù họ đã mua đất từ những năm 1997, nhưng khi thu hồi họ không được bồi thường, hỗ trợ một đồng (!?). Họ khiếu nại khắp nơi, nhiều năm, đến nay vụ việc vẫn chưa được cơ quan chức năng quan tâm giải quyết dứt điểm.

Cầm nhiều gốc mì (sắn) giống cao sản đang nảy mầm mập ú, mơn mởn bị nhổ tung trên rẫy, ông Phạm Công Lý ngụ ấp 10 Lộc Nam, Bảo Lâm, Lâm Đồng mếu máo: “Năm 1998 gia đình tôi đến khu vực buôn Măng Tố thuộc xã Lộc Nam mua đất của bà con dân tộc để trồng cà phê, chè, mít và hoa màu nhưng không gặp phải bất cứ trở ngại nào từ phía chính quyền. Chúng tôi làm ăn yên ổn được vài năm, đến năm 2003 thì tai hoạ ập xuống. BQLR La Ngà đến dựng Trạm QLBVR và cho biết  4 ha đất của tôi nay không còn là của Lâm Đồng nữa mà thuộc về tỉnh Bình Thuận rồi (thuộc xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh, Bình Thuận)".

 Ông Lý cho biết: “Nhà tôi có 5 nhân khẩu, toàn bộ trông chờ vào 8 ha đất trồng cây công nghiệp và hoa màu, nhưng chủ yếu trồng ở phía Bình Thuận. Nay họ thu hồi hết cả nên chúng tôi không có tư liệu để sản xuất”.

Ông Lý còn đưa ra tờ giấy chứng nhận gia đình nghèo khó do Sở LĐ-TBXH Lâm Đồng cấp. Theo ông Lý: “Kể từ năm 2004, hễ nhà tôi trồng cây xuống là sau đó bị nhổ lên. Có thời điểm trồng cà phê được hơn 1 năm, cây cao được hơn 50 phân, họ đến phá sạch, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Điều đáng nói, họ nhổ cây rất “tuỳ hứng”, và không lập biên bản hay có thông báo gì cho người dân biết”. Dẫn chúng tôi về nhà nhưng chính xác hơn là túp lều lụp xụp, ông Lý chua chát: “Nếu vườn cà phê, hoa màu nhà tôi không bị nhổ thì giờ đâu đến nỗi đói rách thế này”.

Tương tự, gia đình anh Nguyễn Văn Hiền ở thôn 3 xã Lộc Nam về buôn Măng Tố mua đất và sinh sống từ năm 2000. Việc mua bán đất là công khai và khi canh tác không bị chính quyền địa phương ngăn cấm. Gia đình anh Hiền có 4 khẩu (trong đó 2 người con còn đi học), sau khi mua đất thì trồng mít, cà phê, chè và cây ngắn ngày. Oái oăm thay, sau này 1,7 ha đất của anh lại nằm bên địa giới của tỉnh Bình Thuận nên vườn mít, cà phê hơn 2 năm tuổi sau bao năm vun bón chỉ trong một ngày đã bị phá sạch (?).

Anh Hiền cho biết: “Ngay sau khi xảy ra sự việc hoa màu bị nhổ, chúng tôi đã lặn lội hơn 60km mới tới trụ sở công an xã Bắc Ruộng (Tánh Linh) để trình báo. Nhưng sau đó tuyệt nhiên không thấy công an xuống giải quyết”. Được biết, gia đình anh Hiền cũng thuộc hộ nghèo của Lộc Nam. Cả chục người dân Lộc Nam bức xúc: “Cùng một thổ đất, nhưng sau khi cắm mốc phân chia địa giới hành chính (năm 2002) thì bên phía Lâm Đồng hoa màu không sao, còn phía Bình Thuận lại bị chặt, nhổ?”.

Bất lực nhìn cây trồng bị phá

Bà Võ Thị Phụng ở thôn 1 Lộc Nam năm nay đã 55 tuổi nhưng vẫn phải nai lưng làm vườn để nuôi chồng bị tật nguyền cùng 9 miệng ăn khác. Năm 1989, gia đình bà Phụng mua 3 ha đất ở buôn Măng Tố để trồng hoa màu và không bị chính quyền ngăn cản. Thế nhưng sau đó, nhiều diện tích hoa màu và đặc biệt là hơn 1ha cà phê hơn 2 năm tuổi mà cả gia đình bà đổ mồ hôi, nước mắt vun trồng đã bị họ tới ra sức phá. Cả gia đình chứng kiến vụ việc như chết đứng, bất lực vì không biết phải làm gì.

“Cuộc sống của tôi bây giờ bi đát quá chú ơi. Tôi ở đây từ lâu rồi, mua đất có giấy tay, chính quyền xã ai mà chả biết, có phải tôi đi phá rừng đâu? Nếu phá rừng thì chúng tôi đã bị bỏ tù rồi. Điều chúng tôi buồn nhất là 47 hộ dân ở đây chỉ trông chờ vào trồng trọt mới mong ổn định cuộc sống, nay có đất mà không được làm thì chúng tôi sống bằng gì?".

Người dân Lộc Nam càng bức xúc hơn khi họ chấp hành giao đất cho BQL rừng phòng hộ La Ngà, thay vì đơn vị này phải tiến hành trồng rừng theo đúng chủ trương của tỉnh Bình Thuận thì ngược lại có những dấu hiệu tiếp tục buông lỏng quản lý, và làm trái qua việc cho người khác thuê lại trồng sắn.

Ông Vũ Đức Tiến, ngụ thôn 10, Lộc Nam cho biết nhà ông có tới 1.000 cây cà phê 2 tuổi bị phá. Lúc đầu ông tưởng ai phá hoại nên tiếp tục trồng lại. Thế nhưng sau đó cán bộ BQLR La Ngà đến không mặc sắc phục, không bảng tên và không lập biên bản, cứ mặc nhiên ra sức phá vườn cây của mình mà không dám ngăn cản vì họ vừa đông lại có vũ khí. Ông Tiến khẳng định: “Cuối năm 1997, tôi mua đất của ông KTúc với giá 39 triệu đồng (có giấy tờ mua bán) và canh tác bình thường, thế nhưng năm 2003, tôi bị thu hồi 4ha (2ha chè, 2ha cà phê) mà không được bồi thường, hỗ trợ gì".

Xác minh của NNVN cho thấy, khu vực đất của 47 hộ dân đang khiếu nại trước đây là khu vực bìa rừng, nhưng do việc quản lý đất đai bị buông lỏng nên người dân đã xâm lấn, phá rừng để trồng hoa màu. Những năm 1997, nhiều người dân vào đây mua bán sang nhượng và canh tác. Năm 2002, thực hiện việc điều chỉnh, bàn giao địa giới hành chính giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, BQLR La Ngà đã tiếp nhận 3.142ha rừng và đất rừng thuộc địa bàn xã Bắc Ruộng, huyện Tánh Linh (Bình Thuận).

Sau khi tiếp nhận, BQLR La Ngà đã lập Trạm BVR ĐaSrăng sau đó mới tiến hành kiểm tra, lập biên bản và yêu cầu người dân làm cam kết trả lại phần đất thuộc địa giới hành chính của tỉnh Bình Thuận để quản lý. Tuy nhiên, việc thu hồi này không hề đả động đến việc hỗ trợ, bồi thường hoa màu.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm