| Hotline: 0983.970.780

Hủy hoại rừng Đền Hùng: Tham bát, bỏ mâm

Thứ Tư 14/03/2012 , 13:46 (GMT+7)

NNVN đã phản ánh việc Ban QLKDT Đền Hùng để cho doanh nghiệp xây dựng phá hủy hàng nghìn mét vuông rừng đặc dụng phía sau núi Nghĩa Lĩnh làm đường vận chuyển vật liệu xây dựng. Tìm hiểu sâu hơn về Dự án trùng tu tôn tạo Đền Thượng, Đền Trung chúng tôi phát hiện những dấu hiệu mờ ám ẩn sau con đường vận chuyển VLXD này.

NNVN đã phản ánh việc Ban QLKDT Đền Hùng để cho doanh nghiệp xây dựng phá hủy hàng nghìn mét vuông rừng đặc dụng phía sau núi Nghĩa Lĩnh làm đường vận chuyển vật liệu xây dựng. Tìm hiểu sâu hơn về Dự án trùng tu tôn tạo Đền Thượng, Đền Trung chúng tôi phát hiện những dấu hiệu mờ ám ẩn sau con đường vận chuyển VLXD này. 

>> Đền Hùng: Tan hoang trước ngày Quốc giỗ? 

Có dấu hiệu mờ ám ẩn sau con đường vận chuyển VLXD trùng tu tôn tạo Đền Thượng, Đền Trung

Lật tìm hồ sơ Dự án

Khác với công trình tu bổ Đền Hạ, Đền Giếng sử dụng nguồn vốn cung tiến của UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Quảng Ninh, hai công trình sửa chữa tôn tạo Đền Thượng và Đền Trung lại hoàn toàn dùng vốn ngân sách nhà nước. Kinh phí đổ vào hai công trình này trong vòng hai năm qua cũng khoảng trên dưới 70 tỉ đồng.

Trong đó, riêng ngân sách dành cho Đền Thượng là 35,707 tỉ đồng. Ban Quản lí Khu di tích được UBND tỉnh Phú Thọ giao làm chủ đầu tư cả hai dự án tôn tạo Đền Thượng và Đền Trung. Ở cương vị Chủ đầu tư, BQLKDT đã kí hợp đồng cùng Công ty cổ phần Tu bổ di tích và thiết bị văn hóa TƯ thi công hầu hết những hạng mục chính, hợp đồng với Viện Bảo tồn Di tích – Bộ VH thể thao và Du lịch làm đơn vị khảo sát lập thiết kế bản vẽ, thi công, dự toán các hạng mục gói thầu.

Chưa đề cập đến việc thi công các hạng mục xây dựng, ở đây chúng tôi chỉ quan tâm đến phần dự toán, phương pháp thi công và trọng tâm là dự toán vận chuyển vật liệu xây dựng của hai dự án Đền Thượng và Đền Trung. Do đặc thù quần thể Di tích Đền Hùng nằm trên khu vực rừng đặc dụng nên khi thiết kế thi công người ta đã phải xây dựng phương án vận chuyển VLXD bằng cách “cõng” theo đường bậc thang vào khu Di tích nhằm giảm thiểu ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi sinh của rừng. Chính vì vậy phần dự toán riêng cho chi phí vận chuyển mỗi hạng mục công trình đều chiếm một khoản tiền khá lớn.

Ví dụ, hạng mục Đền chính – một trong bảy hạng mục ở công trình tu bổ Đền Thượng bảng dự toán chi phí vận chuyển vật liệu lên đã hết 369 triệu đồng, vận chuyển vật liệu xuống lại mất thêm 154 triệu đồng nữa. Như vậy, một hạng mục đã tốn tới 500 triệu chỉ để vận chuyển vật liệu lên xuống, còn sáu hạng mục khác sẽ hết bao nhiêu? Nếu cộng tổng chi phí vận chuyển tất cả các hạng mục thuộc hai dự án, mức tiền công “cõng” vật liệu lên núi có thể lên tới vài tỉ đồng.

Tuy nhiên, dù có phải chi đến 10-20 tỉ để bảo vệ “thánh địa” linh thiêng của cả dân tộc thì đó vẫn là cái giá quá rẻ. Và bản dự toán chi phí đã thể hiện rất rõ rằng Nhà nước luôn sẵn sàng chi ngân sách để đảm bảo việc thi công không ảnh hưởng đến môi trường rừng đặc dụng. Nhưng tiền ngân sách vẫn chi mà kết quả hoàn toàn ngược lại. Rừng vẫn bị phá tan hoang.

Chủ rừng hủy hoại rừng

Thì ra cái phương án “cõng” vật liệu theo đường bậc thang không nhằm mục đích bảo vệ rừng mà chỉ để nâng “vống” quãng đường vận chuyển, tiêu tiền ngân sách. Thực tế chiều dài quãng đường chỉ khoảng 600 mét đường bộ cộng thêm trên 200 bậc thang. Khi nhân với hệ số quy đổi độ dốc quãng đường vận chuyển lên sẽ dài thêm thành 3255 mét, quãng đường vận chuyển xuống tính bằng 2800 mét, tức là xấp xỉ 6 km cho cả hai chiều. Trong khi chờ tiền ngân sách rót về, Chủ đầu tư dự án cùng các đơn vị thi công âm thầm “gọt gáy” núi Nghĩa Lĩnh, thay đổi phương pháp vận chuyển từ “cõng” đường bộ sang tời thủ công. Xét về quãng đường, còn lại 300 mét chiều cao từ chân lên tới đỉnh núi.

Xét về công lao động thì máy làm thay người. Bỗng dưng các khoản chi phí tính trong dự toán đã bị triệt tiêu gần hết. Tới đây, ta có thể đặt câu hỏi vậy số tiền dự toán vận chuyển “trôi” đi đâu? Việc thay đổi phương án vận chuyển, phải chặt rừng sau núi Nghĩa Lĩnh, chủ đầu tư có trình với UBND tỉnh Phú Thọ hay không? Là đơn vị được giao quản lí rừng, đương nhiên Ban QLKDT Đền Hùng nắm rõ những qui định nghiêm ngặt về quản lí, bảo vệ rừng đặc dụng. Phá rừng là phạm pháp. Chủ rừng hủy hoại rừng là hành vi bị điều chỉnh bởi bộ luật hình sự. Vậy động cơ nào khiến cho chủ đầu tư thay đổi phương án vận chuyển, chấp nhận phá đi hàng nghìn mét vuông rừng?

Xem thêm
Tổng Bí thư Trần Phú, người con ưu tú của dân tộc

Hội thảo về đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà khoa học và các tầng lớp Nhân dân Hà Tĩnh.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.