| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam sẽ đưa sự cố Sông Tranh 2 ra kỳ Quốc hội tới

Thứ Ba 08/05/2012 , 09:54 (GMT+7)

Nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam hoàn toàn ủng hộ dự kiến của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nêu vấn đề về sự cố tại đập Sông Tranh 2 ra kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam hoàn toàn ủng hộ dự kiến của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nêu vấn đề về sự cố tại đập Sông Tranh 2 ra kỳ họp Quốc hội sắp tới. 

>> Dân nhượng đất làm Thủy điện Sông Tranh: Mất đất và... mất tất!
>> Mời nhà thầu nước ngoài chống thấm Sông Tranh 2
>> Tiếp tục kiến nghị xem xét sự cố Thủy điện Sông Tranh 2
>> Tổng kiểm tra công trình thủy điện Sông tranh 2
>> Rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 gấp 5 lần cho phép
>> Vụ Thủy điện Sông Tranh 2: Lập phương án sơ tán dân
>> Xả cạn hồ thủy điện Sông Tranh 2 để xử lý thấm
>> Yêu cầu nhanh chóng xử lý triệt để chống thấm đập Sông Tranh 2
>> Đập Thủy điện Sông Tranh II được làm như thế nào?
>> ''Rò rỉ nước đập thủy điện Sông Tranh 2 do lỗi thiết kế''

Sáng nay (7/5), tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo về phát triển thủy điện bền vững. Hội thảo thu hút hơn 50 nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam về hồ đập, thủy điện, thủy lợi, địa chất và lãnh đạo một số địa phương khu vực miền Trung huyện có quy hoạch thủy điện.

“Thủy điện cũng gây tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường!”

Tại miền Trung và Tây Nguyên, rừng chiếm trên 50% và tạo ra nhiều nguồn tài nguyên dồi dào, trong đó có nguồn thủy năng dùng trong sản xuất điện. Miền Trung và Tây Nguyên có 3 lưu vực sông lớn là các lưu vực sông Ba, sông Sêsan- Srêpôk và lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam. Hiện trên các nhánh của các hệ thống sông này, nhiều công trình thủy điện lớn nhỏ mọc lên như nấm.


Toàn cảnh đập thủy điện Sông Tranh 2

Diễn giả Đoàn Tranh- Đại học Duy Tân Đà Nẵng khẳng định: Vì quá phụ thuộc vào thời tiết mà nhiều công trình thủy điện không thể phát huy hết công suất vào mùa hè; hay buộc phải xả nước thay vì phát điện để phục vụ cấp nước cho thủy lợi, đẩy mặn thâm nhập, gây tổn thất cho nhà đầu tư. Hệ lụy là lũ lụt lớn phía hạ lưu vào mùa mưa.

Việc xả lũ của hồ thủy điện A Vương năm 2009, và thủy điện Sông Ba Hạ năm 2010 đã làm tổn thất về người và tài sản, tàn phá nhiều làng mạc và vùi lấp nhiều đồng ruộng tại các vùng hạ lưu gần đập thủy điện. Thêm nữa, nhiều công trình thủy điện gây ra nạn hạn hán và nhiễm mặn về mùa hè.

Cách đây 20 năm, sông Vĩnh Điện không bao giờ nhiễm mặn, nhưng hiện nay việc nhiễm mặn xảy ra thường xuyên về mùa khô, Công ty Thủy nông huyện Điện Bàn phải đầu tư thêm hồ chứa dự phòng để tưới ruộng vào những lúc sông Thu Bồn bị nhiễm mặn sâu.


Sự cố rò rỉ nước tại thân đập

“Tần suất nhiễm mặn của sông Cầu Đỏ ngày càng thường xuyên hơn, nên Công ty Cấp nước Đà Nẵng phải đầu tư thêm trạm lấy nước sinh hoạt trên đập An Trạch, cách nhà máy nước Cầu Đỏ trên 10 km”- ông Đoàn Tranh nêu dẫn chứng.

Ông Đoàn Tranh cho rằng, nguyên nhân không chỉ từ thủy điện mà còn từ nạn phá rừng, biến đổi khí hậu, và phát triển giao thông; tuy nhiên, thủy điện ngày càng gây ra nhiều tác động “kép” lớn hơn.

Vì vậy, cần phê duyệt thiết kế hồ chứa thủy điện phải đảm bảo dung tích phòng lũ; Giám sát nhà đầu tư trong quá trình thi công và sau khi đưa nhà máy thủy điện vào vận hành; Thực hiện chính sách công bố thông tin và nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng tái định cư thủy điện; Đảm bảo nguồn lực sản xuất và sinh kế bền vững của cộng đồng tái định cư Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích thủy điện.

Nếu phát triển thủy điện chỉ nhằm mục tiêu kinh tế thì hiệu quả kinh tế, xã hội của nó chỉ có tính ngắn hạn và tương lai dài hạn của nền kinh tế sẽ chịu thiệt hại lớn hơn từ những tác động tiêu cực do thủy điện gây ra đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường. Đời sống của một nhà máy thủy điện có thể kéo dài 100 năm thì không lý gì chỉ quan tâm đến mục tiêu ngắn hạn của đầu tư thủy điện mà không quan tâm đến những lợi ích trong dài hạn”- Ông Đoàn Tranh kiến nghị.


Gia cố vết nứt tạm thời

Đồng quan điểm này, ông Đào Trọng Hưng nêu ý kiến rằng: Cần phải thấy trách nhiệm, quyền hạn và sự giám sát của cấp phê duyệt, thẩm định dự án/công trình. Phân rõ trách nhiêm và sự kết hợp chủ đầu tư, BQL dự án, Chính quyền địa phương. Đồng thời, công khai, giám sát, kế hoạch quản lý môi trường.. ở tất cả các công đoạn của dự án thủy điện. Theo đó, cấn có sự tham gia thật sự của cộng đồng, các tổ chức tham vấn, trách nhiệm các ngân hàng với phát triển bền vững của dự án đầu tư. Mặt khác, xây dựng thể chế phản biện, giám sát của các tổ chức tư vấn độc lập, các NGOs... trong quá trình ra quyết định, xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

“Sẽ đưa câu chuyện Đập thủy điện Sông Tranh 2 ra Nghị trường Quốc hội”

Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý thành phố Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Điện tử, Tin học TP Hồ Chí Minh cho rằng hiện nay, chưa có cơ sở để kết luận là Đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn.


Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc

“Cuối tháng 3/2012 chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ lập tức ra lệnh xả cạn nước ở Đập thủy điện Sông Tranh 2 trong suốt thời gian tìm kiếm nguyên nhân và khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho hàng vạn người dân ở hạ lưu. Kiến nghị này đã được sự ủng hộ rộng rãi của công luận. Đầu tháng 4/2012 Chính phủ đã chỉ đạo EVN xả nước Đập Sông Tranh 2 đến mức nước chết. Chúng tôi rất vui mừng, rất cảm ơn Chính phủ đã kịp thời ra quyết định này.”- TS Nguyễn Bách Phúc bày tỏ.

Khác biệt giữa kiến nghị của các nhà khoa học quan tâm đến vấn đề Đập thủy điện Sông Tranh 2 là kiến nghị xả cạn, còn Chính phủ chỉ đạo xả đến mức nước chết. Với cách xả này, lượng nước xả chừng 510 triệu m3, khoảng 70% dung tích hồ, lượng nước còn lại chừng 220 triệu m3, khoảng 30% dung tích hồ. Nguy cơ đe dọa vỡ đập đã giảm đi nhiều, nhưng chưa thể gọi là an toàn.

Sau khi đã có quyết định đúng đắn xả bớt 70% nước, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là sửa chữa khắc phục sự cố của đập. Sửa chữa như thế nào? Đương nhiên muốn sửa chữa đúng đắn và triệt để thì trước hết phải xác định chính xác nguyên nhân của sự cố.


Quang cảnh Hội thảo

Tuy nhiên, TS Nguyễn Bách Phúc lại chia sẻ: “Xin thú thực chúng tôi rất ngỡ ngàng khi nghe được những thông tin liên quan đến việc sửa chữa của EVN và nhà thầu.”

Đầu tiên, EVN họp với các chuyên gia của Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bàn định phương pháp sửa chữa, nhưng lại họp kín. Tại sao lại họp kín? Đây là bí mật Quốc gia? Bí mật khoa học? Bí mật quân sự? Bí mật kinh tế?

EVN công bố phương pháp sửa chữa đập Sông Tranh 2, trong đó không hề nói đến việc tìm nguyên nhân, mà vẫn lặp lại bài cũ: “an toàn”, “chỉ có nước thấm qua khe nhiệt”, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên, và vì vậy không thể không lên tiếng được. (TS Nguyễn Bách Phúc- Chủ tịch Hội tư vấn KH CN &QL TP Hồ Chí Minh)

Điều đáng lo lắng hơn nhiều, là EVN không nói đến việc tìm kiếm khe nứt, tìm kiếm khoảng trống trong thân đập, xử lý khe nứt khoảng trống, xử lý lượng nước nằm trong đó, kể cả xử lý lượng nước nằm trong khe nhiệt, cũng không thấy nói đến việc kiểm tra và xử lý nền đập. Vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi một nhà khoa học đã nói: “EVN sửa chữa đập Sông Tranh 2 chỉ là để “cho vui”!”.

TS Nguyễn Bách Phúc khẳng định: Hiện nay chưa có cơ sở để kết luận “Đập Sông Tranh 2 vẫn an toàn”; đồng thời kiến nghị kiểm tra toàn diện và chính xác tình trạng thực của Nền Đập và Đập Sông Tranh 2 hiện nay; Kiến nghị đánh giá khách quan và chính xác khả năng khắc phục sự cố.

Cũng vì thế, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ dự kiến của Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sẽ đưa câu chuyện Đập Sông Tranh 2 ra Nghị trường Quốc hội!.

Nhiều đại biểu kiến nghị cần kiểm tra toàn diện và chính xác thực trạng của nền đập và đập Sông Tranh 2, đánh giá khách quan và chính xác khả năng khắc phục sự cố. Vì vậy nhiều nhà khoa học hoàn toàn ủng hộ dự kiến của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam nêu vấn đề về sự cố tại đập Sông Tranh 2 ra kỳ họp Quốc hội sắp tới.

Tham dự hội thảo, các đại biểu thẳng thắn đề nghị cần giải quyết căn cơ vấn đề tái định cư cho nhân dân vùng dự án.

Ông Đỗ Tài, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, địa phương có 7 thủy điện cho rằng: “Tại Hội thảo này, đề nghị các cấp các ngành giải quyết căn cơ vấn đề ổn định đời sống của nhân dân các khu tái định cư hiện đang rất khó khăn. Nếu không tập trung các giải pháp mang tính tổng thể thì việc này sẽ kéo dài nhiều thế hệ. Chúng tôi mong muốn Chính phủ, Quốc hội; đặc biệt là các chủ đầu tư dự án thủy điện phải có trách nhiệm cùng với địa phương giải quyết căn bản dời sống cho nhân dân vùng dự án”!. 

Theo VOV

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất