| Hotline: 0983.970.780

Bộ Y tế mạnh tay với thuốc cam

Thứ Năm 19/04/2012 , 14:49 (GMT+7)

Trước thực trạng thời gian gần đây số trẻ ngộ độc chì nhập viện điều trị tăng vọt, chiều 18/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã chủ trì buổi họp về các biện pháp quản lý chì trong sản phẩm “thuốc cam”.

Trước thực trạng thời gian gần đây số trẻ ngộ độc chì nhập viện điều trị tăng vọt, chiều 18/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã chủ trì buổi họp về các biện pháp quản lý chì trong sản phẩm “thuốc cam”. 

>> Hà Nội đình chỉ 3 cơ sở bán thuốc cam

5 tháng qua, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đã tiếp nhận 130 trường hợp đến khám vì ngộ độc chì, trong đó đến gần 94% là trẻ nhỏ. Trong số 117 bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm, thì có 56 trường hợp có chì máu rất cao, đang được điều trị thải độc. Các bệnh nhân đến từ 15 tỉnh, hầu hết dùng “thuốc” của ông lang bà mế, người bán dạo không rõ nguồn gốc.

Ngoài ra, Viện Hóa học đã kiểm tra 500 mẫu sản phẩm “thuốc cam” và bệnh phẩm thì có đến 98 trong số 100 mẫu có hàm lượng chì cao (đặc biệt có mẫu chứa 85% hàm lượng kim loại này).


Nhiều trẻ còn rất nhỏ nhưng đã bị ngộ độc chì.

Tuy nhiên, theo Cục Quản lý Dược, thực tế Việt Nam chưa có quy định về giới hạn chì trong dược liệu, thuốc từ dược liệu. Vì thế, câu hỏi đặt ra là dựa vào quy định nào để kết luận hàm lượng chì trong sản phẩm “thuốc cam” là không đạt. Mặc dù, Sở Y tế và hệ thống cơ quan kiểm tra chất lượng tiếp tục lấy mẫu nhưng không kết luận được về giới hạn chì. Trong khi đó dư luận hoang mang, mất lòng tin vào thuốc đông y nói chung và thuốc cam (có số đăng ký).

Ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền cho biết, những năm trước đây chỉ có lác đác vài ca ngộ độc chì nhập viện do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên từ đầu năm đến nay số bệnh nhân tăng vọt, một phần vì qua báo chí đưa nhiều, nên nhiều gia đình khi cho con uống thuốc cam đã đưa đến kiểm tra.

'Thuốc cam' là tên gọi dân dã của một bài thuốc y học cổ truyền, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được dùng chữa các bệnh ở trẻ nhỏ như tưa lưỡi, loét miệng, táo bón do nóng trong... Bài thuốc này gồm nhiều loại dược liệu trong đó thành phần chính là tinh dầu cây chàm. Ở miền Bắc, "thuốc cam" được sử dụng khá phổ biến, thường do các cơ sở gia truyền bào chế.

Cũng theo ông, nguyên nhân thuốc cam chứa chì cao nhiều khả năng không phải do dược liệu vì kiểm tra hơn 4 vạn mẫu thì chỉ phát hiện 1/4 số mẫu có chì nhưng nằm trong giới hạn phép. Có thể một số cơ sở do người hành nghề không có trình độ chuyên môn, không hiểu biết đã sử dụng khoáng vật như ôxít chì nên hàm lượng chì trong thuốc mới cao.

Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam nhận định sự gia tăng các trường hợp nhiễm độc chì do dùng “thuốc cam” cần được xem như mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng nguy cơ nhiễm độc chì cho trẻ từ thuốc đông y là rất cao. Do đó, bệnh viện đề nghị Bộ Y tế cần điều tra trên diện rộng việc này.

Trước thực tế đó, phát biểu chỉ đạo tại buổi họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai hoàn chỉnh phác đồ điều trị xử lý ngộ độc chì cấp tính và ngộ độc trường diễn. Đồng thời tham gia kế hoạch tập huấn cho các Sở Y Tế trọng điểm (Bắc Giang, Phú Thọ, Hà nội, Thái Nguyên…).

Cục Quản lý khám chữa bệnh chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh tổng hợp báo cáo tất cả các trường hợp ngộ độc chì từ năm 2009 đến nay. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho các địa phương phác đồ xử lý ngộ độc chì, xác định nhu cầu thuốc xử lý ngộ độc chì lên kế hoạch nhập khẩu.

Đối với Cục Quản lý Dược, Thứ trưởng Quang đề nghị Cục ra thông báo chính thức của Bộ Y tế cấm lưu hành các loại “thuốc cam” không có số đăng ký, không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, ông cũng chỉ đạo các Sở y tế thanh tra kiểm tra và thu hồi các loại thuốc cam không rõ nguồn gốc.

Thứ trưởng cũng giao nhiệm vụ cho Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương tăng cường lấy mẫu kiểm tra các loại thuốc cam trên thị trường. Hội đồng Dược điển Việt Nam có kế hoạch xây dựng chuyên luận về chỉ tiêu giới hạn kim loại nặng (chì, asen…) trong dược liệu, thuốc từ dược liệu. Vụ Y dược cổ truyền phối hợp với các đơn vị phân tích nguyên nhân ngộ độc, đề xuất các biện pháp tăng cường phòng chống ngộ độc chì, đặc biệt là trẻ em.

Trẻ ngộ độc chì nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ trở thành đứa trẻ đần độn về mặt trí tuệ, thậm chí tử vong. Trong khi, việc điều trị trẻ ngộ độc chì ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn về thuốc.

Theo vnexpress

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.