| Hotline: 0983.970.780

Ăn uống tùy tiện dễ bị tiểu đường

Thứ Năm 21/01/2010 , 10:37 (GMT+7)

“Bệnh từ miệng mà ra”, hoang mang về căn bệnh này, để phòng tránh nó nên có những biện pháp ăn uống hợp lý...

Ảnh minh họa

Bệnh tiểu đường phát triển toàn cầu nhưng hiện nay gia tăng mạnh tại các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam… Nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường quốc tế cho thấy chỉ trong 20 năm qua, tổng số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới tăng từ 30 triệu lên 230 triệu người. Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) dự tính đến năm 2025 con số này sẽ là 350 triệu.

Năm 1991 tỉ lệ người mắc bệnh ở Hà Nội là 1,1%; Huế 0,96%; TP. HCM 2,3%. Năm 2002, tỉ lệ bệnh tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%; riêng tại các thành phố tỉ lệ mắc là 4,4% trong khi ở các khu vực khác dao động từ 2,1 - 2,7%.

Ám ảnh bệnh lý

Tiểu đường là bệnh mãn tính ảnh hưởng đến cơ quan trong cơ thể con người. Người bệnh dễ bị biến chứng sang các bệnh lý khác về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Các bệnh về thận như đạm trong nước tiểu, suy thận. Các bệnh khác như dễ bị đục thủy tinh thể, mù mắt hay bị dị cảm, tê tay chân; các bệnh nhiễm trùng về da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân… và dẫn đến tử vong mà trong đó 80% số người mắc bị tử vong do biến chứng tim mạch.

“Bệnh từ miệng mà ra”, hoang mang về căn bệnh này, để phòng tránh nó đã có nhiều người tự đề ra những biện pháp ăn uống rất kiêng khem. Bà Nguyễn Bích Thủy, 65 tuổi, bị bệnh cao huyết áp, sợ vướng thêm tiểu đường đã ra chế độ tẩy chay đường cho cả gia đình. Thậm chí, sữa đậu nành, chè… bà cũng cấm cho đường hoặc chỉ thoảng qua tí chút. Đức Hưng mới ngoài 30 tuổi, sau khi chứng kiến các bậc cao niên bị căn bệnh này, cũng sợ quá tẩy chay tất cả các món ăn có đường, cậu còn giải quyết thói nghiện cà phê bằng cách uống không đường… Sự kiêng khem ấy gặp khó khăn không nhỏ bởi không dễ dàng ép mọi người trong gia đình thay đổi thói quen về khẩu vị. Bản thân người áp dụng cũng không cảm thấy vui thú gì khi ăn uống.

Ăn uống thế nào để phòng bệnh?

Lương y Nguyễn Đức Nghĩa, học trò cố giáo sư Đỗ Tất Lợi chia sẻ: Cần hiểu rõ tiểu đường là căn bệnh về rối loạn chuyển hóa với đặc trưng là tăng đường trong máu. Nếu một người chỉ cần 3.000 calo một ngày nhưng lại ăn quá nhiều khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa dẫn đến béo phì, thì tất sẽ bị bệnh tiểu đường.

Lương y Nghĩa nói thêm: Quan niệm ăn đường nhiều bị tiểu đường sẽ sai với đối tượng là vận động viên thể dục hoặc người lao động nặng. Bởi nhờ hoạt động nặng đó, số lượng calo sinh ra từ đường đều được chuyển hóa hết. Thậm chí với người không ăn uống quá nhiều đường nhưng lại toàn dùng thực phẩm có nhiều chất bảo quản, uống nhiều nước đá, những người khi bệnh uống thuốc không tuân đúng theo chỉ định, thậm chí kiêng đường nhưng ăn quá nhiều muối với người cao huyết áp cũng làm rối loạn chuyển hóa, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Do vậy có thể nói, ăn uống đủ chất, đúng cách là phòng bệnh tốt nhất.

Bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Khoa Dinh dưỡng Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch TPHCM nói, ngay cả với người đang bị bệnh tiểu đường các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn nên gần giống với người bình thường: Lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%); cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…); giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá) 20-30%; tăng ăn các chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây)…

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm