| Hotline: 0983.970.780

Cách phòng tránh & điều trị bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em

Thứ Ba 29/01/2008 , 07:15 (GMT+7)

Đây là căn bệnh rất khó ngăn phòng ngừa, tuy nhiên hiện nay người ta đang nghiên cứu để đưa ra một số phương pháp mang tính tình thế trong đó có phương pháp dùng insulin dạng con nhộng, uống mỗi ngày 1 viên.

1. Bệnh tiểu đường type 1 là gì?

Bệnh tiểu đường type 1 (type 1 diabetes) là căn bệnh mạn tính trong đó tuyến tuỵ sản xuất quá ít hay không đủ insulin, một loại hormone có nhiệm vụ chuyển hoá đường (glucose) thành năng lượng. Mặc dù bệnh tiểu đường type 1 có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi nhưng phổ biến vẫn là ở trẻ em. Ngoài tiểu đường type 1 còn có tiểu đường type 2 trong đó cơ thể cũng có thể sản xuất ra insulin nhưng không đủ, căn bệnh thường gặp ở nhóm người trưởng thành.

2. Triệu chứng

Bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ phát triển rất nhanh, chỉ trong vòng vài tuần là phát bệnh, dấu hiệu thường thấy là:

- Khát và đi giải liên tục: Do lượng đường trong máu và dịch từ các mô tiết ra nhanh, hậu quả làm cho trẻ khát, đi giải nhiều so với bình thường.

- Đói: Do đường huyết tăng nên cơ bắp và các bộ phận nội tạng bị cạn kiệt nguồn năng lượng, hậu quả làm cho trẻ nhanh đói.

- Sút cân: Mặc dù đói, khát, ăn uống liên tục nhưng trẻ vẫn sút cân, lý do không có đủ đường năng lượng cung cấp nên các mô cơ và mỡ dự trữ bị cạn nhanh.

- Mệt mỏi: Do tế bào bị triệt đường nên lúc nào cũng mệt mỏi.

- Mắt mờ: Khi lượng đường tăng cao, dịch mất nhiều sẽ làm cho mắt mờ.

3. Nguyên nhân

Để hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, trước tiên cần phải hiểu được quá trình xử lý glucose trong cơ thể. Đây là nguồn năng lượng chính cung cấp cho tế bào để tạo ra cơ bắp và mô mới, glucose đi từ 2 nguồn, một là từ ăn uống và hai là từ gan. Trong quá trình tiêu hoá, đường được hấp thụ vào trong dòng máu, thông thường nó đi vào tế bào với sự trợ giúp của insulin. Insulin hormone xuất phát từ tuyến tuỵ nằm ở đằng sau dạ dày và khi trẻ ăn, tuyến tuỵ tiết ra insulin vào dòng máu, nó tuần hoàn và đóng vai trò mở các cửa siêu nhỏ cho phép đi vào các tế bào cơ thể. Khi đường huyết giảm thì lượng bài tiết insulin của tuyến tuỵ cũng giảm theo. Khác với các tuyến tuỵ, gan lại làm nhiệm vụ giống như một trung tâm bào chế và lưu giữ glucose, khi hàm lượng insulin cơ thể thấp là lúc trẻ đói, lúc này gan có nhiệm vụ nhả glucose lưu giữ ra để giúp hàm lượng đường trong máu ổn định. Khi mắc bệnh tiểu đường, thay vì tấn công khuẩn và virus hệ thống miễn dịch của trẻ lại chuyển sang tấn công và phá huỷ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tuỵ, hậu quả làm cho hàm lượng insulin bị giảm và thay vì được cung cấp cho tế bào, đường lại đi vào dòng máu và gây bệnh. Nguyên nhân đích thực gây bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em đến nay vẫn chưa tường rõ, ngoài lý do trên người ta còn nghi đến di truyền và một số yếu tố khác như viêm nhiễm, nhất là viêm nhiễm virus.

4. Cách khám và chẩn đoán

- Thử test đường huyết thường xuyên: Qua thử test nếu lượng đường trong máu trên 200mg/dl (miligam trên đêxilit) là mắc bệnh.

- Thử test đường huyết nhanh: Thông thường được áp dụng vào buổi sáng, nếu là 100mg/dl  là bình thường, từ 100-125 là cận mắc bệnh. Nếu trên 126mg/dl thì nên tiến hành thêm 2 phép thử test riêng để xác định kết quả. Ngoài ra có thể tư vấn bác sĩ để kiểm tra trẻ mắc bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2 từ đó áp dụng chế độ điều trị cho thích hợp. Tiểu đường type 2 thường rơi vào nhóm trẻ béo phì và đôi khi điều trị không cần dùng insulin.

5. Các biến chứng do bệnh tiểu đường type 1 gây ra

- Biến chứng ngắn hạn: Nếu không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như giảm đường huyết (hypoglycema) nhất là khi mải chơi, bỏ bữa hoặc tiêm quá nhiều insulin, dấu hiệu thường gặp như ra nhiều mồ hôi, chân tay run rẩy, đói, buồn nôn, nói năng lộn xộn. Lượng đường huyết tăng (hyperglycema), đây là biến chứng do ăn quá nhiều, không được cấp đủ insulin hoặc bị ốm, dấu hiệu thường thấy là đi giải nhiều, khát, mắt mờ, mệt mỏi, khô miệng. Biến chứng thứ 3 là lượng ketones trong nước tiểu tăng nhanh do tế bào bị bỏ đói năng lượng, cơ thể bắt đầu bẻ gãy mỡ và tạo ra axít độc có tên là ketones.

-Biến chứng dài hạn: Mắc bệnh tim mạch, như bệnh mạch vành và dấu hiệu thường thấy là đau ngực, đau tim, đột quỵ, thành mạch máu tắc, cao huyết áp.

-Phá huỷ thần kinh do lượng đường trong máu quá cao; suy thận; giảm thị lực; chấn thương chân; viêm nhiễm da và mắc bệnh loãng xương.

6. Cách điều trị

a. Kiểm soát lượng đường huyết: Tuỳ thuộc vào liệu pháp insulin mà mỗi ngày có thể kiểm soát lượng đường huyết cho trẻ trên 4 lần/ngày bằng cách thử máu ngón tay. Nếu trẻ dùng insulin nên chú ý đến 4 vấn đề sau:

- Thực phẩm: Ăn uống đóng một vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong cơ thể trẻ và sau khi ăn 2 giờ là lúc lượng đường tăng cao nhất.

- Hoạt động thể chất: Khi hoạt động thể chất là do lượng đường trong máu đi vào tế bào cơ thể, càng hoạt động nhiều thì lượng đường trong máu càng giảm. Để đền bù nên giảm liều insulin trước khi trẻ hoạt động.

- Sử dụng thuốc: Trẻ nên dùng insulin để giảm đường huyết, tuy nhiên các loại thuốc khác trẻ sử dụng cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết.

- Ốm đau: Vào mùa lạnh là khi trẻ dễ mắc bệnh, cơ thể sản xuất nhiều hormone và cũng là lúc lượng đường huyết tăng. Ngoài ra khi sốt quá trình trao đổi chất tăng làm cho trẻ phải dùng nhiều insulin hơn.

b. Sử dụng insulin và các loại thuốc điều trị khác: Bệnh tiểu đường type1 bắt buộc phải dùng liệu pháp điều trị bằng insulin vì thuốc uống ít có tác dụng hơn, có nhiều loại insulin như tác dụng ngắn hoặc dài hoặc tuỳ thuộc vào bệnh của trẻ mà sử dụng từng loại insu lin cho thích hợp.

c. Ăn uống khoa học cân bằng: Tuy chưa có một thực đơn thật tối ưu cho nhóm trẻ mắc bệnh nhưng theo các chuyên gia về dinh dưỡng thì nên áp dụng chế độ ăn giàu rau xanh, hoa quả, thực phẩm có hàm lượng đạm cao, mỡ và calo thấp.

d. Tăng cường hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất là giúp trẻ giảm bệnh đặc biệt các hoạt động thể chất trong nhà và kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu của trẻ khi tham gia các hoạt động này.

e. Cấy ghép tuyến tuỵ: Đây là giải pháp giúp trẻ không cần phải tiêm insulin, tuy nhiên kỹ thuật này rất tốn kém và phức tạp và không phải trường hợp nào cũng thành công, riêng ở trẻ nhỏ lại càng phải thận trọng.

7. Cách phòng ngừa

Đây là căn bệnh rất khó ngăn phòng ngừa, tuy nhiên hiện nay người ta đang nghiên cứu để đưa ra một số phương pháp mang tính tình thế trong đó có phương pháp dùng insulin dạng con nhộng, uống mỗi ngày 1 viên. Ngoài các phương án trên thì việc tự phòng và chữa trị đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là giáo dục trẻ em cách dùng thuốc đúng giờ, dạy trẻ cách tự kiểm tra lượng đường huyết, uống thuốc, ăn uống cân bằng và khoa học, sống lạc quan cũng là cách làm giảm các biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường type 1 gây ra.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.