| Hotline: 0983.970.780

Nhiều đồ uống Đài Loan chứa chất gây ung thư

Thứ Hai 30/05/2011 , 14:41 (GMT+7)

Giới chức Y tế Đài Loan mới đây phát hiện chất gây ung thư DEHP trong một số loại đồ uống đóng chai...

Giới chức Y tế Đài Loan mới đây phát hiện chất gây ung thư DEHP trong một số loại đồ uống đóng chai, hơn một triệu mặt hàng đã bị thu hồi. Việt Nam cũng sẽ kiểm tra thực phẩm để truy tìm chất này.

Theo Wantchinatimes, Chinadaily, chất DEHP có hàm lượng cao được tìm thấy trong một số đồ uống (nước ép, thạch…) và chất tạo đục (phụ gia thực phẩm). Rất nhiều nhà cung cấp, nhà sản xuất Đài Loan, Trung Quốc đã tiến hành thu hồi sản phẩm của mình.

DEHP (Bis(2-ethylhexyl) phthalate) là một hợp chất hữu cơ lỏng, nhớt không màu, tan trong dầu, không tan trong nước, thường được cho vào nhựa để làm mềm, dễ uốn. Khi vào cơ thể ở một lượng nhất định có thể gây giảm khả năng sinh dục nam, rối loạn dậy thì ở nữ giới và về lâu dài có thể hại đến sức khỏe.

Gần 500 danh mục sản phẩm (do 155 nhà sản xuất đồ uống và đồ ăn tại Đài Loan đưa ra thị trường) đã bị phát hiện có chứa DEHP. Tại Trung Quốc, gần 5.000 chai nước uống nghi nhiễm đã bị thu hồi.

Cơ quan chức năng nhiều nơi đã ra lệnh thu hồi tất cả các loại đồ uống và thực phẩm bị nghi ngờ nhiễm chất gây ung thư DEHP. Ảnh: Wantchinatimes.

Chen Mei-yen, Tổng giám đốc Presotea - một chuỗi thương hiệu cung cấp đồ uống phổ biến tại Đài Loan với hơn 160 cửa hàng - cho biết đã thu hồi 7,5 tấn sản phẩm và thành phần bị nhiễm độc DEHP và rằng sẽ tiêu hủy toàn bộ số hàng này.

Trong khi đó, Tập đoàn Possmei, chuyên xuất khẩu nguyên liệu và thành phần cho một thương hiệu trà sữa nổi tiếng của Đài Loan - Bubbleology tại London (Anh) cũng trở thành nạn nhân của vụ scandal này. 8 thành phần công ty này mua từ các nhà cung cấp bị phát hiện nhiễm độc DEHP, trong đó bao gồm cả nguyên liệu được chuyển đến cửa hàng trà ở London.

Vi thế, Possmei đã thông báo cho khách hàng của mình ở hơn 20 quốc gia ngừng bán các sản phẩm nước ép trái cây cho đến khi có kết quả kiểm nghiệm rõ ràng.

Thậm chí vết của chất này cũng được tìm thấy trong thuốc ho trẻ em được phân phối đến các bệnh viện tại thành phố New Taipei. Giới chức tại Đài Loan đã yêu cầu các bệnh viện và hiệu thuốc ngừng sử dụng một số loại thuốc ho dành cho trẻ có vị hoa quả vì có thể nhiễm DEHP.

Liu Junhai, Phó chủ tịch hội Người tiêu dùng Trung Quốc cho rằng vụ scandals về hóa chất DEHP này cũng nghiêm trọng như vụ bê bối melamine hồi năm 2008.

Lo ngại về vấn đề này, Cơ quan thuốc và thực phẩm Đài Loan đã thông báo sự việc với Tổ chức Y tế Thế giới và một số nước có nhập khẩu các sản phẩm nhiễm độc bao gồm Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam.

Tại Việt Nam, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã rà soát, kiểm tra danh mục sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam (các loại nước giải khát, phụ gia tạo đục…) có nguồn gốc từ các công ty Đài Loan. Tuy nhiên đến ngày 28/5, chưa phát hiện sản phẩm nào trong danh mục được cảnh báo của công ty từ Đài loan nhập khẩu vào Việt Nam.

Cục đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường giám sát trên thị trường để phát hiện và xử lý kịp thời, cung cấp thông tin nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, Cục sẽ tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên một số loại thực phẩm để truy tìm chất DEHP.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm