| Hotline: 0983.970.780

Có dấu hiệu bị thâu tóm

Thứ Năm 18/04/2013 , 09:57 (GMT+7)

Để rộng đường dư luận, phóng viên NNVN tiếp tục làm việc với Ban Kiểm soát của Cty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn, và hé lộ "nhóm" thâu tóm cổ phiếu bất thường...

Báo NNVN ngày 10/4/2013 đăng bài viết "Bắc Kạn: Cty sắp phá sản cổ phiếu vẫn tăng giá". Bài viết đã thu hút sự chú ý của dân chơi cổ phiếu và dư luận tại Bắc Kạn đặc biệt quan tâm. Để rộng đường dư luận, phóng viên NNVN tiếp tục làm việc với Ban Kiểm soát của Cty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn, và hé lộ "nhóm" thâu tóm cổ phiếu bất thường...

>> Công ty sắp phá sản - giá cổ phiếu lại tăng cao?

Theo tài liệu Ban Kiểm soát Cty Cổ phần Khoáng sản Bắc Kạn (Cty KSBK) cung cấp, thì cổ phiếu của Cty KSBK mã chứng khoáng BKC bỗng tăng giá mạnh, là do một nhóm người bỏ ra lượng tiền lớn để mua gom đột xuất trong quý I/2013. Theo một số người trong Cty này cho biết, đời sống của cán bộ nhân viên Cty KSBK mấy năm gần đây ngày càng bi đát, hàng trăm công nhân không có việc làm đã phải nghỉ việc, các hầm mỏ đã hết thời hạn khai thác, các dự án thăm dò khoáng sản từ trong nước đến ngoài nước vẫn trong tình trạng "đắp chiếu", báo cáo tài chính thì toàn bị thua lỗ...


Một góc sản xuất của Nhà máy luyện chì - Cty KSBK

Tuy nhiên, qua khảo sát của Ban Kiểm soát, sự việc tăng giá bất thường này có dấu hiệu của nhóm người tích cực mua cổ phiếu với mục đích để thâu tóm quyền kiểm soát hoạt động của Cty ngày càng lộ rõ. Vì các nhóm thâu tóm này có những điểm chung, nên Ban Kiểm soát đặt nhiều khả nghi.

Ví dụ, với một nhóm người bao gồm có 3 cổ đông, mỗi người đang sở hữu trên 200 ngàn cổ phiếu, có địa chỉ nơi ở, họ tên khác nhau, nhưng lại chung số điện thoại liên lạc, đó là: Đặng Quốc V. địa chỉ ngõ Quan Thổ - Hà Nội. Nguyễn Thị Mai P. ở Ngọc Khánh, Ba Đình - Hà Nội. Nguyễn Công T. địa chỉ Nguyễn Công Trứ - Hà Nội. Cả 3 cổ đông lớn này đều dùng chung một số điện thoại liên hệ.

Thời điểm trước quý I/2013, nhóm này chỉ có 2 cổ đông là Nguyễn Công T. và Đặng Quốc V. sở hữu 101.100 cổ phiếu. Nhưng sang quý I/2013, thì có thêm cổ đông Nguyễn Thị Mai P. tham gia. Cả 3 cổ đông nhóm này đã mua thêm trong quý I/2013 là 573.800 cổ phiếu, làm cho nhóm này tăng sở hữu lên 674.900 cổ phiếu, chiếm tới 12,33% cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Còn nhóm 5 người cũng chung số điện thoại liên lạc như: Trần Quang B. và Hoàng Thị Tuyết Nh. (2 người này có quan hệ vợ chồng) ở Phú Thượng, Tây Hồ - Hà Nội. Cùng 3 cổ đông khác: Đỗ Văn L. ở Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội; Phạm Huy A. ở Thịnh Liệt - Hà Nội; Phạm Quốc V. ở Tập thể Ngân hàng Trung ương - Hà Nội. Tổng số nhóm 5 cổ đông này cũng có chung số điện thoại liên lạc, hiện đang giữ 579.100 cổ phiếu, chiếm 10,58% số cổ phiếu có quyền biểu quyết. Riêng hai cổ đông là vợ chồng ông B. và bà Nh. sở hữu tới 382.000 cổ phiếu, chiếm tới 6,98% cổ phiếu có quyền biểu quyết của nhóm này.

Cách thức mua vào của nhóm 5 người này cũng gấp gáp giống như nhóm 3 người nêu trên, thời điểm trước quý I/2013, nhóm này chỉ có cổ đông Trần Quang B. sở hữu có 25.200 cổ phiếu. Sang quý 1/2013 nhóm này tăng thêm 4 cổ đông mới, mua mới 553.900 cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Dư luận tại Cty KSBK cho rằng, chính ông Trần Quang B. đang làm đại diện của Cty KSBK tại Lào, có lẽ đã vướng mắc đến chi tiêu tài chính của Cty nên lo lắng phải giải trình minh bạch. Vì văn phòng tại Lào thành lập năm 2007 đã chi tiêu quá nhiều tiền, nhưng đến nay chưa "xin" được mỏ quặng nào! Những khó khăn của Cty này mấy năm qua, ông B. đã nắm quá rõ, chính vì lúc khó khăn không lối thoát này, ông B. đã huy động cả vợ cùng đứng tên mua đủ số cổ phiếu để có quyền biểu quyết trong kỳ đại hội cổ đông tới nên một số người trong Cty đã suy luận rằng liệu vợ chồng ông B. có dùng cổ phiếu nhằm đạt mục đích che đậy những việc làm cá nhân mờ ám?

Sau khi NNVN đưa tin sự việc tăng giá cổ phiếu bất thường, Ban Kiểm soát của Cty KSBK đã nhanh chóng xem xét một số vấn đề báo đã đưa tin, ngay lập tức trong ngày 10/4, Ban Kiểm soát đã có Báo số 28/CV-BKS, gửi tới Ủy ban Chứng khoáng Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội để đề nghị kiểm tra, xác minh xử lý vi phạm của một số cổ đông theo quy định. Đồng thời yêu cầu hủy bỏ (hoặc đình chỉ) quyền biểu quyết của các cổ đông vi phạm nêu trên trong kỳ họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2013 sắp tới.

Còn trường hợp của Đinh Trung Hiếu - nguyên Kế toán trưởng Cty KSBK (ông Hiếu mới được HĐQT chấp nhận đơn xin từ chức kế toán trưởng trong cuộc họp Cty ngày 4/4/2013), thì đã hé lộ là người có kế hoạch thu gom cổ phiếu để đạt mục đích cá nhân trong nắm quyền biểu quyết tại Cty.

Vì trên thực tế, ông Hiếu chỉ khai báo có 108.200 cổ phiếu, chiếm 1,98% tổng số cổ phiếu biểu quyết. Thế nhưng, ngầm phía sau đó, ông Hiếu đã mượn CMTND và tài khoản của ông Nguyễn Văn Quyền, địa chỉ tổ 11, phường Đồng Quang, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên để giao dịch và lặng lẽ mua gom 160.400 cổ phiếu, chiếm 2,93% cổ phiếu có quyền biểu quyết, sau đó bắt ông Quyền làm giấy ủy quyền cho ông Hiếu được sử dụng số cổ phiếu đó để được thực hiện các quyền của cổ đông. Câu hỏi đặt ra, tại sao ông Đinh Trung Hiếu là thành viên HĐQT của Cty, mà lại phải "áo gấm đi đêm" với cổ phiếu của chính Cty mình? Phải chăng việc mua găm cổ phiếu này chỉ nhằm đạt mục đích thôn tính quyền kiểm soát tại Cy như những lời dư luận đang đồn thổi?

Dự luận đặt ra câu hỏi: Vì sao 1.285.600 cổ phiếu của Cty KSBK lại nhanh chóng được 3 nhóm cổ đông dùng chung số điện thoại hoặc email liên lạc, tất cả đều được mua gấp trong quý 1/2013, thời điểm gọi là "nhạy cảm" vì sắp chuẩn bị diễn ra đại hội cổ đông năm 2013? Phải chăng đó là mục đích mua gom cổ phiếu nhằm phủ quyết và che đậy những việc làm khuất tất trong thanh quyết toán, mà lâu nay các nguồn dư luận tại Cty này vẫn hay xì xào là nhiều khoản thanh quyết toán và báo cáo thua lỗ liên tục trong đầu tư sản xuất ở các dự án, xí nghiệp như Xưởng tuyển quặng và Nhà máy luyện chì ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), dự án thăm dò khoáng sản tại Lào của Cty này vẫn chưa được giải trình rõ ràng, minh bạch.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm