| Hotline: 0983.970.780

ĐH Thái Nguyên - Những chuyện mập mờ

Thứ Năm 30/09/2010 , 10:10 (GMT+7)

Vụ việc mà chúng tôi đề cập liên quan đến ông Từ Quang Hiển, giám đốc ĐH Thái Nguyên.

Đại học Thái Nguyên
Vụ việc mà chúng tôi đề cập liên quan đến ông Từ Quang Hiển, giám đốc ĐH Thái Nguyên (ĐHTN). Ông Hiển bị cho là mập mờ về tài chính, có dấu hiệu vi phạm những quy định của Chính phủ.

Công tác cán bộ có vấn đề

Theo đơn tố cáo gửi tới báo NNVN, chúng tôi đã có dịp tiếp cận với nhiều cán bộ, đảng viên, giảng viên của các trường thành viên ĐHTN, hầu hết họ phản ứng cung cách điều hành của ông Từ Quang Hiển, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc ĐHTN. Chỉ mới đây, khi ông Hiển tự ý phân bổ số lượng đại biểu cho các Đảng bộ trực thuộc đi dự Đại hội Đảng bộ ĐHTN  như "chia quà" đã khiến nhiều đảng viên bức xúc.

Trong buổi làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Công Bằng, Phó Bí thư Đảng ủy ĐH Y Dược Thái Nguyên và ông Nông Ngọc Thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược đã thẳng thắn rằng: Việc phân bổ số lượng đại biểu cho các trường thành viên là không hợp lý. Theo nhận định của một số lãnh đạo các trường thành viên, thì ông Hiển cố tình phân chia số đại biểu như vậy nhằm tăng phiếu bầu cho cá nhân ông trong Đại hội Đảng bộ ĐHTN.

Về công tác tổ chức cán bộ, khá nhiều người tỏ ra bức xúc khi vào cuối năm 2009, Bộ GD- ĐT có các văn bản chỉ đạo Giám đốc ĐHTN và Hiệu trưởng ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với 2 cán bộ của ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh là Phó Hiệu trưởng và Trưởng phòng Đào tạo. Tuy nhiên, quá trình xem xét xử lý còn chưa dứt điểm thì ông Từ Quang Hiển đã có quyết định điều động, bổ nhiệm 2 ông này người giữ chức Trưởng ban Quản trị thiết bị của ĐHTN và người kia giữ chức Trưởng ban Ban Quy hoạch - Giải phóng mặt bằng của ĐHTN.

Việc điều động, bổ nhiệm này không có sự bàn bạc, thống nhất với cấp ủy Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh; có dấu hiệu vi phạm các quy định của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ, công chức lãnh đạo…  

Mập mờ tài chính

Mỗi năm, một trường thành viên của ĐHTN phải nộp từ vài trăm triệu đến tiền tỷ cho ĐHTN quản lý và sử dụng nhưng họ không biết việc thu, chi đó là dựa vào qui định nào? Chỉ biết lệnh trên xuống thì phải đem nộp. Vào trung tuần tháng 3 hằng năm, Bộ GD - ĐT đã phân bổ ngân sách Nhà nước cho ĐHTN, nhưng chẳng hiểu sao giám đốc ĐHTN Từ Quang Hiển không tổ chức phân bổ ngay cho các đơn vị thành viên biết và dựa vào đó còn lập kế hoạch chi tiêu cho phù hợp, mà cứ “găm” lại đến cuối năm mới phân bổ khiến cho các trường phải chạy ngược xuôi lo tiền lương cho giáo viên.

Đặc biệt là việc Bộ GD - ĐT phân bổ cho ĐHTN bao nhiêu tiền một năm thì không đơn vị thành viên nào nắm được, vì trong các cuộc họp phân bổ tài chính năm, ĐHTN cũng chỉ công bố phân bổ nguồn kinh phí của mỗi trường, không công khai số liệu mỗi năm trên Bộ cấp cho ĐHTN, không công khai quyết toán kinh phí của năm cũ, nên tất cả đều mù tịt thông tin.

Một điều bất thường nữa là thu 5% số học phí của hệ chính qui và 2% của hệ tại chức của mỗi trường thành viên suốt mấy năm qua, một số tiền nhiều tỷ đồng nhưng ĐHTN không cho các thành viên biết họ căn cứ vào đâu để thu và chi số tiền này, cũng không bao giờ công khai chi vào vấn đề gì, dẫn đến lãnh đạo các trường thành viên đều có phản ứng trước việc làm khó hiểu của giám đốc ĐHTN.

Còn Trung tâm Học liệu được tài trợ bởi tổ chức Đông – Tây hội ngộ (EMW) của Hoa Kỳ và Đại học RMIT của Úc tài trợ với tổng số tiền hơn 7 triệu USD và vốn đối ứng của Bộ GD - ĐT là hơn 12 tỷ đồng. Trung tâm học liệu này giúp cho sinh viên tiếp cận kiến thức phục vụ học tập và nghiên cứu, thế nhưng ĐHTN đã áp dụng việc thu bắt buộc đối với mỗi sinh viên hệ trung cấp 120.000đ, cao đẳng 180.000đ, hệ đại học 4 năm 240.000đ, hệ đại học 6 năm 300.000đ... đối với một khóa học.

Chương trình xây dựng KTX sinh viên theo nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ chuyển đến tỉnh Thái Nguyên để phân bổ cho các trường. Thế nhưng, các thành viên của ĐHTN chẳng biết gì việc xây dựng KTX như thế nào, ngoài nhiệm vụ chính là nộp tiền đối ứng theo lệnh của giám đốc Hiển, tổng số tiền các trường thành viên đã nộp cho ĐHTN đã là 27 tỷ đồng.
Khi trao đổi với chúng tôi, các thầy cô giáo cho rằng, việc thu tiền này đáng lẽ phải có sự thỏa thuận với sinh viên, ai có nhu cầu đọc và mượn sách của Trung tâm học liệu thì tự nguyện nộp, ai không có nhu cầu thì thôi, đằng này bắt ép 100% học sinh phải nộp tiền là vô lý. Có những trường như Đại học Kỹ thuật Công nghiệp có hơn 10.000 sinh viên, ở cách trung Trung tâm Học liệu hơn 10 km, không hề có một học sinh nào lên đọc và mượn sách tại Trung tâm nhưng 100% sinh viên vẫn phải đóng phí sử dụng là 260.000 đ.

Về vấn đề nay, ông Nguyễn Duy Hoan, giám đốc Trung tâm học liệu, biện bạch: Việc thu tiền hàng năm của học sinh là để duy trì Trung tâm như: điện, nước, bảo vệ… Điều biện minh này xem ra không được hợp lý, vì số chi đó không thể lên tới hàng tỉ đồng mỗi năm. Cũng về vấn đề trên, ông Đặng Kim Vui, Hiệu trưởng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tỏ ra không đồng tình với việc thu thêm của sinh viên khi cho rằng “Bộ GD - ĐT chỉ qui định cho các trường thu học phí, ngoài ra không được thu thêm khoản nào khác của sinh viên”. Như vậy việc làm của ĐHTN là trái qui định của Bộ GD - ĐT?

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm