| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng nhắn tin “chuyện tiền nong”, Bộ thanh tra đột xuất

Chủ Nhật 25/01/2015 , 15:18 (GMT+7)

Ngày 23-1, Bộ trưởng Bộ GTVT Ðinh La Thăng đã ký quyết định thanh tra đột xuất công tác đấu thầu gói thầu RAI/CP1 thuộc dự án quản lý tài sản đường bộ VN (VRAMP).   


Bộ trưởng Đinh La Thăng (thứ hai từ bên trái), thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường (bìa phải) cùng lãnh đạo Hải Dương làm thủ tục phát lệnh khởi công hai cầu Tràng Thưa và Cống Neo - Ảnh: T.Phùng

Gói thầu RAI/CP1 thuộc dự án quản lý tài sản đường bộ VN (VRAMP) do Tổng cục Ðường bộ VN làm chủ đầu tư.

Việc thanh tra quy trình đấu thầu gói thầu RAI/CP1 nhằm làm rõ các thông tin đăng tải trên báo chí trước đó cho rằng bút phê của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường vào đơn xin tham gia thực hiện các gói thầu thuộc dự án VRAMP do bà H.T.D.H. - chủ tịch HÐQT Công ty CP đầu tư TH - gửi ông Trường.

Bà H. cũng là người được cho là có tin nhắn qua lại với ông Trường để xin lại “phong bì mấy lần đưa cho” ông Trường.

Hiện thông tin về nội dung các tin nhắn và việc ông Trường có bút phê vào đơn của doanh nghiệp đã được hai tờ báo mạng đăng tải, bài viết được lưu trên mạng Internet khiến dư luận bàn tán.

Ðoàn thanh tra được Bộ trưởng Ðinh La Thăng thành lập do ông Lê Văn Doãn - phó chánh thanh tra Bộ GTVT - làm trưởng đoàn.

Ông Thăng cũng giao chánh thanh tra Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch thanh tra và giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo quy định.

Dự án VRAMP do Tổng cục Ðường bộ VN làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án 3 tổ chức quản lý điều hành. Tổng mức đầu tư dự án là 301,7 triệu USD, tương đương hơn 6.305 tỉ đồng.

Trong đó, Ngân hàng Thế giới tài trợ 250 triệu USD, Chính phủ Úc tài trợ không hoàn lại 1,7 triệu USD, còn lại vốn đối ứng của VN là 50 triệu USD. Dự án bao gồm bốn hợp phần gồm: quản lý tài sản đường bộ, bảo trì tài sản đường bộ, nâng cấp tài sản đường bộ và tăng cường năng lực.

Gói thầu RAI/CP1 bị thanh tra đột xuất là gói thầu nâng cấp hai cầu Tràng Thưa và Cống Neo trên quốc lộ 38B (địa phận huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) nhằm thay thế hai cầu cũ. Gói thầu nằm trong 15 gói thầu xây lắp của toàn bộ dự án VRAMP.

Qua quá trình đấu thầu, nhà thầu trúng thầu là liên danh Công ty cổ phần phát triển xây dựng & thương mại Thuận An và Công ty cổ phần Ðạt Phương.

Ngày 3-1-2015, Tổng cục Ðường bộ đã khởi công cầu Tràng Thưa và cầu Cống Neo. Hai cây cầu này có tổng mức đầu tư xây dựng hơn 370 tỉ đồng, gồm phần xây lắp khoảng 292 tỉ đồng (100% vốn vay Ngân hàng Thế giới), giá trị giải phóng mặt bằng khoảng 79 tỉ đồng (100% vốn đối ứng).

Liên danh nhà thầu Thuận An và Ðạt Phương thực hiện dự án trong 18 tháng, thời gian bảo hành công trình 24 tháng.

Ngày 24-1, trao đổi với Tuổi Trẻ  về quan điểm, hướng xử lý của Bộ GTVT đối với việc Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường bị cho là nhắn tin qua lại “chuyện tiền nong” với chủ doanh nghiệp, Bộ trưởng Ðinh La Thăng cho biết: “Bộ GTVT đã thành lập đoàn thanh tra để thanh tra việc đấu thầu vừa rồi (gói thầu RAI/CP1, dự án VRAMP). Còn chuyện tin nhắn là chuyện cá nhân với cá nhân. Thứ trưởng Trường cũng báo cáo không có chuyện đó nên bộ không có ý kiến”.

(tuoitre.vn)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm