| Hotline: 0983.970.780

1/12 thủy thủ đã bị cướp biển Somali sát hại

Thứ Năm 26/04/2012 , 10:54 (GMT+7)

Nhận được điện thoại của thuyền viên Lưu Đình Hùng vừa tảng sáng, người cha Lưu Đình Thu quê xóm 8, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) khóc không thành tiếng rồi khuỵu xuống.

Thuyền viên Hồ Xuân Hương, quê Quỳnh Long - Quỳnh Lưu, một trong số 12 thuyền viên bị bắt giữ

Nhận được điện thoại của thuyền viên Lưu Đình Hùng vừa tảng sáng, người cha Lưu Đình Thu quê xóm 8, xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) khóc không thành tiếng rồi khuỵu xuống.

“Bố ơi, con sắp bị chết rồi. Hôm qua, bọn chúng đã chặt đầu, cắt tay một người Việt Nam rồi. 12 người trong nước giờ chỉ còn 11 nữa thôi, bọn chúng bảo trong vòng 6 ngày tới nếu không nhận được tiền chuộc thì sẽ giết chết tất cả”.

Như NNVN đã đưa tin, sáng 25/12/2010, tại khu vực cách đảo quốc Ma-đa-ga-xca 120 hải lý về phía Đông Bắc, một tàu đánh cá trên tàu có 26 thuyền viên mang quốc tịch Việt Nam và Trung Quốc đã bị cướp biển Sômali bắt giữ làm con tin để đòi tiền chuộc với một số tiền lớn. Trong số 26 thuyền viên trên có 12 thuyền viên Việt Nam quê Nghệ An và Hà Tĩnh.

Sau hơn một năm bị giam giữ, cầm chừng với nhiều “tối hậu thư” nhưng không đạt mục đích, sáng ngày 24/4/2012, bọn cướp biển đã cho các thuyền viên Việt Nam gọi điện về nước thông báo cho người thân biết tính mạng của từng người sẽ bị “hành quyết” trong vòng 6 ngày tới. Với thời gian “phân phối” của bọn cướp biển 1 phút cũng đủ cho người thân các nạn nhân rụng rời tay chân và khóc như mưa như gió. Không còn cách nào khác, ông Thu cùng với ba người bố tại huyện Nghi Lộc có con bị bắt giữ và một người tại Hà Tĩnh lên đường ngay ra Hà Nội đến gõ cửa Trung tâm Đào tạo XKLĐ và Du lịch Servico để mong họ có phương án cứu con mình.

Tới Hà Nội lúc 15 giờ chiều cùng ngày, ông Thu điện thoại cho chúng tôi: “Chúng tôi sẽ ở lại Hà Nội cho đến lúc cơ quan chức năng có trách nhiệm tìm ra phương án cứu các thuyền viên thì mới thôi”. Trao đổi qua điện thoại, ông Hoàn - Phó tổng giám đốc SERVICO Hà Nội cho biết: “Sáng 25/4, chúng tôi đã làm việc trực tiếp với gia đình các thuyền viên tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên để giải cứu các thuyền viên được tự do về nước thì chúng tôi chỉ có cách phối hợp với Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm việc với Bộ Ngoại giao phía Đài Loan, quốc gia có tàu bị bắt giữ tìm cách đàm phán với cướp biển nhằm sớm giải thoát cho thuyền viên Việt Nam được trở về chứ bỏ tiền ra chuộc thì chúng tôi không có đủ khả năng”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm