| Hotline: 0983.970.780

1 Chỉ thị, 1 con đò, 2 tỉnh chỉ đạo khác nhau

Thứ Bảy 04/04/2020 , 15:33 (GMT+7)

Thực hiện cùng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội nhưng nhiều địa phương tại ĐBSCL áp dụng khác nhau vô tình gây khó cho người dân.

Tỉnh cho, tỉnh cấm  = không

Mới đây, thực hiện công văn Công văn số 1414/UBND-VHXH của UBND tỉnh Tiền Giang, Sở GT-VT Tiền Giang đã yêu cầu tạm dừng tất cả các phương tiện vận tải công cộng, xe khách... trên tuyến giao thông đường bộ. Riêng đường thuỷ, tỉnh vẫn cho phép các tuyến phà nội tỉnh hoạt động nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Sáng 3/4, UBND huyện Chợ Lách cho phép phà Thới Lộc - Ngũ Hiệp được hoạt động trở lại nhưng phía tỉnh Tiền Giang trước đó đã tạm ngưng phà liên tỉnh nên phà này vẫn chưa thể hoạt động trở lại. Ảnh: CTV.

Sáng 3/4, UBND huyện Chợ Lách cho phép phà Thới Lộc - Ngũ Hiệp được hoạt động trở lại nhưng phía tỉnh Tiền Giang trước đó đã tạm ngưng phà liên tỉnh nên phà này vẫn chưa thể hoạt động trở lại. Ảnh: CTV.

Tuy nhiên, đối với các tuyến phà liên tỉnh thì Tiền Giang có chủ trương tạm dừng. Tỉnh Tiền Giang có 174 bến phà, trong đó 15 bến phà liên tỉnh: 4 bến phà nối tỉnh Bến Tre, 4 đi Long An, 5 đi Vĩnh Long và 2 đi Đồng Tháp phải tạm dừng. Điều này gây khó khăn đối với người dân đi lại.

Điển hình như tuyến phà Thới Lộc (Chợ Lách, Bến Tre) - Ngũ Hiệp (Cai Lậy, Tiền Giang). Đây là tuyến giao thông huyết mạch để vận chuyển hàng hoá, nhất là nông sản của người dân hai huyện Chợ Lách (Bến Tre) và Cai Lậy (Tiền Giang). Tuyến này, ngưng hoạt động gây khó khăn không nhỏ cho người dân.

Hôm qua (3/4), sau hai ngày "phong toả", trước nhu cầu đi lại tăng cao của người dân, UBND huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã linh hoạt cho tuyến phà này hoạt động trở lại với điều kiện hành khách, chủ phà phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, không được bao lâu thì tuyến phà này đã phải tạm ngưng hoạt động vì chủ trương tạm ngưng phà liên tỉnh của tỉnh Tiền Giang theo Công văn 1414/UBND-VHXH của UBND tỉnh đã ban hành trước đó.

Hôm nay (4/4), ông Lý Văn Cẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy (Tiền Giang) xác nhận phà Thới Lộc - Ngũ Hiệp hiện vẫn chưa được phép hoạt động trở lại. Với hai chính sách của hai địa phương như thế này thì gây khó cho người dân lẫn các chủ phà.

Bến Tre: Mỗi nơi áp dụng mỗi kiểu, người dân thấy phiền hà

Tại tỉnh Bến Tre, ngày 1/4, tỉnh này đã có văn bản áp dụng ngưng các hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các tuyến xe buýt, tuyến phà... đều phải ngưng hoạt động.

Tuy nhiên, trước nhu cầu đi lại rất bức xúc của người dân, ngày 3/4, một số địa phương trong tỉnh tiếp tục cho các tuyến phà hoạt động trở lại nhưng mỗi xã làm mỗi kiểu, không ai giống ai.

Phà Mỹ An - Phú Đa chỉ được hoạt động theo khung giờ nhất định gây khó khăn cho người dân. Ảnh: Minh Đảm.

Phà Mỹ An - Phú Đa chỉ được hoạt động theo khung giờ nhất định gây khó khăn cho người dân. Ảnh: Minh Đảm.

Tại huyện Chợ Lách, hiện các xã đã áp dụng mỗi kiểu, do chủ tịch xã quyết định. Như tại xã Sơn Định, chiều ngày 3/4, ông Hồ Phú Quốc - Chủ tịch xã đã ký công văn số 48 về việc áp dụng thời gian cho các bến phà hoạt động.

Theo đó, tại công văn này các phà trên địa bàn xã sẽ được hoạt động từ 5h đến 17h mỗi ngày. Phà Thới Lộc - Ngũ Hiệp, 1 giờ chạy 1 chuyến. Các phà Cái Kè, Phước An sẽ được chạy 2 giờ một chuyến.

Còn tại xã Vĩnh Bình, hiện có 2 phà đang hoạt động. UBND xã cũng đã có công văn áp dụng cho các phà hoạt động. Phà nội tỉnh Phú Đa - Phú Hiệp sẽ được hoạt động từ 6h sáng đến 18h tối. Bến phà liên tỉnh Mỹ An (Vĩnh Long) - Phú Đa (Bến Tre) chỉ được hoạt động theo khung giờ nhất định. Sáng từ 5-7h. Chiều từ 17-19h. Riêng, giờ giấc hoạt động tại bến Phà Mỹ An - Phú Đa đã gây khó khăn cho hoạt động của người dân rất nhiều.

Chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, chủ phà Phú Đa - Mỹ An cho biết: “Sáng thì cho chạy từ 5-7h để đưa hàng hoá, công nhân đi làm. Chiều 17-19h rước về.  Giờ giấc như vậy khó khăn dữ lắm, người ta qua đi buôn bán, công chuyện gì cái về hổng được. Vì đưa có hai tiếng, 7h nghỉ. Nhiều khi người ta đi làm trễ, bán buôn tới 8-9h, có khi 10h mới xong công chuyện. Lúc đó, người ta phải đợi tới 5h chiều mình mấy được đưa. Như bà Bảy Cao bên Phú Đa nè, bà cụ nghèo lắm qua chợ Mỹ An bán có mấy cái bắp chuối (hoa chuối) mà phải đợi tới chiều mới được về.

Rồi một số người ở Phú Đa qua đi khám bệnh ở trên Vĩnh Long, đi qua rồi về đâu có được. Dân chúng phiền hà dữ lắm. Ở bên cồn phà chạy thì người ta thuê chiếc ghe nhỏ xíu hà, mà chở 8-9 người. Qua sông lớn, sóng gió như vậy, rồi họ trách mình chiếc phà bự chảng sao không chịu chạy. Một số người có xe đi đường vòng lên phà Đình Khao rồi qua đò Phú Hiệp, xa dữ lắm. Mà mình cũng làm theo luật thôi chứ sao giờ”.

Người dân phải mòn mỏi đợi chờ phà. Ảnh: Minh Đảm.

Người dân phải mòn mỏi đợi chờ phà. Ảnh: Minh Đảm.

Chị Hạ Thanh Hằng ở ấp Phú Bình, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đang làm công nhân tại Công ty Dehues (xã Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: “Như bữa ngày 1/4, phà không đưa. Tôi thì đi làm ngày trăm mốt hà (110.000 đồng) mà phải muớn đò bao hết năm chục một bận. Rồi làm sao tôi có tiền đi làm. Bữa nay đò chạy nhưng thứ 7 tôi xin về sớm thanh minh ông bà thì đò chạy ngày có mấy tiếng như vậy. Giờ đợi tới chiều chứ đâu có tiền đâu bao đò bao về".

Hiện nay, với thời gian rước khách tập trung như vậy thì nhiều người sẽ tập trung đông đúc tại bến phà để tranh thủ qua sông, gây khó khăn trong công tác giữ khoảng cách an toàn 2m để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Chủ phà kiến nghị, UBND xã Vĩnh Bình nên cho phép phà hoạt động liên tục để kéo giãn hành khách do phải tập trung cao điểm.

Chị Kiều nói: “Ví dụ như cho phép chúng tôi 1-2 tiếng chạy một chuyến cũng được nữa. Một là để bà con khỏi phải đợi, hai là tránh tập trung đông đúc".

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm