| Hotline: 0983.970.780

1 dưa leo = 10 lúa

Thứ Ba 16/08/2011 , 14:24 (GMT+7)

Vài năm trở lại đây nhiều nông dân đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cao và tương đối ổn định. Trong đó, cây dưa leo hiện đang được nhiều nông dân lựa chọn.

Vài năm trở lại đây nhiều nông dân đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng mang lại thu nhập cao và tương đối ổn định. Trong đó, cây dưa leo hiện đang được nhiều nông dân lựa chọn và áp dụng rất có hiệu quả thay thế một phần cây lúa.

Với cách làm này đã giúp cho nhiều nông dân ở xã Vĩnh An, huyện Châu Thành (An Giang) từng bước vươn lên khấm khá. Vào thời điểm này, chạy dọc theo bờ kênh Mặc Cần Dưng sẽ bắt gặp cảnh nông dân đang khẩn trương thu những đợt dưa leo đầu mùa cân bán cho bạn hàng khắp nơi.

Ông Nguyễn Văn Toàn, một nông dân trồng dưa cho biết, cách nay 2 năm, thấy tình trạng giá lúa quá bấp bênh nên ông chuyển sang trồng thử dưa leo trên đất ruộng. Tuy nhiên việc chuyển từ trồng lúa sang dưa leo bước đầu có phần tốn kém, nhất là trong khâu làm lại đất. Theo ông Toàn, dưa leo là loại cây không ưa nước nên phải cải tạo lại nền đất bằng cách xẻ rãnh và lên liếp để tránh nước đọng lâu ngày làm thối bộ rễ. Việc còn lại chỉ là làm cỏ, bón phân rồi đợi đến ngày hái trái.

Dưa leo là loại cây trồng ngắn ngày nhưng cho năng suất cao và giá cả ổn định. Ông Toàn tính toán, bình quân mỗi công dưa leo thu hoạch khoảng 6-7 tấn trái/vụ, bán với giá 4.500-5.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí cầm chắc lãi từ 15-20 triệu đồng. Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, giá dưa leo có thể cao gấp hai lần so với bình thường.

Ông Toàn vui vẻ nói: “Trước đây cuộc sống của gia đình tui khó khăn lắm, 2 công đất ruộng làm quanh năm mà chẳng để ra đồng nào. Nhưng chỉ với 2 năm tập tành trồng dưa leo, bây giờ cuộc sống khá hẳn. Cũng với 2 công đất ruộng đó lên liếp trồng dưa leo, bình quân mỗi năm tui kiếm lời gần 100 triệu đồng. Trước khi hái dưa một ngày, tui chỉ cần lấy điện thoại ra alô một cái là có bạn hàng chạy xe tải tới tận nơi thu mua mà không cần phải chở bán đâu xa”.

Tuy nhiên, ông Kiệt cũng khuyến cáo bà con rằng, thị trường và giá cả thường không ổn định. Vì vậy bà con không nên mở diện tích trồng dưa quá nhiều, tránh tái diễn tình trạng hàng dội chợ như từng xảy ra đối với một số cây trồng, vật nuôi khác.

Trao đổi với nhiều nông dân trồng dưa leo khác ở đây, chúng tôi nhận thấy vẻ vui mừng của họ khi vụ mùa năm nay dưa cho năng suất cao và bán được giá. Là một trong số ít người trồng dưa với quy mô lớn ở xã Vĩnh An, ông Nguyễn Văn Dện cho biết, cũng như nhiều nông dân khác, sau khi cải tạo xong 15 công đất ruộng để trồng dưa leo, kinh tế gia đình ông từng bước vươn lên khấm khá.

Ông Dện nói như khoe: “Nông dân mình bây giờ tiến bộ hơn trước nhiều lắm, thấy làm cái này không có ăn thì chuyển sang làm cái khác, chứ độc canh cây lúa hoài cũng khổ. Hồi trước trồng dưa leo chỉ biết lót rơm cho dưa bò sát mặt đất nên trái ra cong queo khó bán. Thêm nữa còn phải bỏ tiền mướn công làm cỏ, tới khi thu hoạch phải vận chuyển xa hàng chục cây số đến chợ huyện để kêu mời người mua. Bây giờ thì sướng rồi! Trồng dưa phủ nilon nên hạn chế được cỏ dại, khi dưa lên thì làm giàn cho nó leo nên cho trái suôn dài, dễ bán và bán được giá hơn. Với giá cỡ 5.000 đồng/kg như bây giờ thì trồng dưa lời gấp 10 lần so với trồng lúa”.

Ông Nguyễn Anh Kiệt, Chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh An cho biết, hiện tại toàn xã có 40 hộ dân chuyển đổi đất ruộng để trồng dưa leo và cho thu nhập cao. Đây là tín hiệu đáng mừng cho bà con nông dân nơi đây, qua đó góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi ở địa phương khi mùa lúa kết thúc. Sắp tới xã sẽ lên kế hoạch xây dựng các tiểu vùng đê bao khép kín để sản xuất vụ 3 cho khoảng 1.400 ha. Qua đó góp phần tăng vòng quay của đất theo hình thức 2 lúa + 1 màu để tăng thu nhập cho bà con.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm