| Hotline: 0983.970.780

1 ha thanh long = 400 triệu đồng

Thứ Năm 11/10/2012 , 09:58 (GMT+7)

Trồng 1 ha thanh long ruột đỏ hết khoảng 200 triệu, song thu nhập mỗi năm lại lãi hơn 400 triệu (đã trừ hết chi phí).

Là người trồng thanh long ruột đỏ đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa, đến nay ông Vũ Ngọc Tuấn, khu 6, phường Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn đã có hơn 1.000 gốc thanh long ruột đỏ, mỗi năm thu về hàng trăm triệu đồng.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn thanh long rộng gần 1 ha (người dân ở đây gọi là quả hồng long), ông Tuấn cười hiền nói: “Người ta thường gọi tôi là ông Tuấn "bóng đèn". Sở dĩ có tên như vậy là đang sở hữu một vườn thanh long, mỗi mùa thu hoạch vườn nhà lại đỏ rực...".

Ông Tuấn đến với nghề trồng thanh long là tình cờ. Ông có người em rể sống bên Đài Loan, một hôm về quê chơi thấy đất vườn nhà ông rộng nên bảo trồng thử trồng giống thanh long ruột đỏ của Đài Loan xem thế nào. Nghe "bùi tai", năm 2004 ông bắt đầu trồng khảo nghiệm. Năm đầu thành công, ông tiếp tục mở rộng diện tích và thấy cây thanh long cho thu nhập cao, đến năm 2006 ông quyết định đưa vào trồng đại trà.

“Ngày đó ở Thanh Hóa chưa có một mô hình nào trồng thanh long nên tôi bỡ ngỡ không biết phải học hỏi kỹ thuật, chăm sóc ở đâu. Cũng may còn có thông tin trên báo đài, và sau này tôi còn học hỏi được kỹ thuật trên mạng internet. Ngoài khó khăn về kỹ thuật thì vốn đối với gia đình tôi là cả một vấn đề nan giải. Giống, công chăm sóc cho thanh long rất đắt”, ông Tuấn kể.

Đến nay  khu vườn của ông có hơn 700 gốc thanh long giống Đài Loan và hơn 300 gốc thanh long giống H14. Theo ông, mặc dù trồng thanh long ruột đỏ cho kinh tế cao, song người dân nơi đây lại ít quan tâm bởi vì chi phí đầu vào quá cao. Theo tính toán của ông, trồng 1 ha thanh long ruột đỏ hết khoảng 200 triệu, song thu nhập lại cao gấp bội lần trồng các loại cây khác. 1 ha thanh long của ông mỗi năm thu hoạch, trừ mọi chi phí lãi hơn 400 triệu đồng. Gốc thanh long trung bình có tuổi đời từ 15-20 năm. Từ khi trồng, sau 18 tháng đã cho thu hoạch, chỉ sau hai năm là dư vốn.

Hiện nay ông Tuấn còn cung cấp giống thanh long cho người dân. Trên vườn nhà ông lúc nào cũng có hai loại giống là H14 và Đài Loan. Tuy nhiên, người dân vẫn ưa thích loại giống thanh long ruột đỏ H14 hơn, bởi giống này dễ trồng, không cầu kỳ, năng suất cao. Ngược lại, giống Đài Loan lại cho chất lượng quả ngon hơn, thời gian tới ông sẽ tiếp tục mở rộng diện tích giống H14 và sẵn sàng giúp đỡ về kỹ thuật cho người dân nào có ý định làm giàu nhờ thanh long ruột đỏ.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Cảnh giác bệnh lùn sọc đen phương Nam

Theo Trung tâm BVTV vùng Khu IV, bệnh lùn sọc đen phương Nam vẫn có nguy cơ bùng phát thành dịch, gây hại nghiêm trọng trong vụ lúa hè thu - mùa 2024.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.