| Hotline: 0983.970.780

1 lạc = 3 lúa

Thứ Tư 28/11/2012 , 12:32 (GMT+7)

Tuyên Quang có vùng SX lạc huyện Chiêm Hóa, gieo trồng tập trung với sản lượng đạt 9.000 tấn/năm.

Tuyên Quang có vùng SX lạc huyện Chiêm Hóa, gieo trồng tập trung với sản lượng đạt 9.000 tấn/năm. Tuy nhiên giá trị sản phẩm thấp do bảo quản sau thu hoạch yếu, nhận thức của người SX còn nhiều hạn chế…

Mới đây, Hội thảo công - tư về sản phẩm lạc vừa tổ chức tại xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa thu hút 27 DN ở khắp các tỉnh miền Bắc cùng 42 cán bộ xã và nông dân 13 xã tham dự. Các ý kiến thảo luận tại hội thảo xoay quanh chủ đề chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị lạc trên thị trường.

Ông Ma Phúc Đào, Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa khẳng định, lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, chủ lực xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Cùng diện tích 1 vụ trồng lạc bằng 3 vụ lúa, những diện tích ở chân ruộng 1 vụ, bà con gieo trồng 1 vụ lạc, 1 vụ lúa có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm. Với những hộ luân canh thêm cây trồng vụ đông thì thu nhập còn cao hơn.

Tính đến cuối năm 2012, Chiêm Hóa có 13 xã được quy hoạch trồng lạc thành vùng hàng hóa, hàng năm diện tích trồng lạc từ 2.600 - 2.800 ha, năng suất 33,3 tạ/ha, sản lượng cả năm gần 9.000 tấn. Những xã có diện tích lạc lớn là Phúc Sơn 661 ha; Minh Quang 641 ha; Tân Mỹ 250 ha. Tuy vậy thị trường còn ít người biết đến.

Anh Vũ Văn Ni, chủ DN thu mua và chế biến xuất khẩu lạc từ Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc nhận xét, mỗi vụ lạc ở đây chúng tôi thu mua trên 2.000 tấn, vị chi cả năm là trên 4.000 nghìn tấn, chiếm 50% sản lượng lạc của cả huyện. Tuy nhiên trong quá trình thu gom nguyên liệu, đưa về SX và chế biến khi mang đi tiêu thụ cũng bấp bênh. Cái chính là chất lượng sản phẩm không đồng đều có hộ bán lạc khô; bán lạc mới héo, tỷ lệ ẩm còn quá cao; cũng còn số ít hộ bán lạc lẫn cả đất.

"Do nguyên liệu không đồng nhất, DN thu mua về phải mất thêm chi phí phân loại, làm sạch đưa vào lò sấy sau khi đạt tỷ lệ khô mới đưa vào chế biến để đưa sang Trung Quốc tiêu thụ. Chúng tôi mong các hộ trồng và DN cùng chung mục đích nâng cao giá trị sản phẩm, để hai bên đều có lợi", ông Ni nói.

TS Lưu Ngọc Quyến, Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc khẳng định, thiên nhiên ưu đãi cho Tuyên Quang vùng lạc gieo trồng được cả vụ xuân và hè thu. Năng suất lạc nhiều nơi mới đạt từ 20 - 22 tạ/ha, nhưng ở Chiêm Hóa đã đạt từ 33 - 37 tạ/ha. Đây là 1 trong 5 tỉnh của cả nước có năng suất lạc cao. Tuy nhiên chất lượng lạc không cao, cơ cấu giống mới còn ít, chất lượng củ không đồng đều, tỷ lệ thuần về giống thấp.

"Trong những mẫu lạc trưng bày có loại trông khá bắt mắt nhưng lại không đạt tiêu chuẩn (do củ to, vỏ dày và hạt bé). Điều quan tâm nhất là đất đai và khí hậu Chiêm Hóa gieo trồng được cả vụ hè thu, là 1 trong 3 tỉnh phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Giang và Lạng Sơn) SX lạc giống cho vụ xuân.

Dẫu lạc hè thu năng suất không cao bằng vụ xuân, nhưng lại bán giống (1 giống bằng 2 thịt) mang lại lợi nhuận cao cho người trồng lạc. Để cung cấp được giống tốt, cần quy hoạch thành vùng và chọn hộ, chọn giống chất lượng đảm bảo độ thuần cao", ông Quyến chia sẻ.

"Trước mắt, ngay vụ xuân tới, bà con cần thay đổi quy trình sau thu hoạch bằng việc nhổ, cắt gốc, phơi khô (có thể sấy), vặt củ, bảo quản bán ra thị trường, hoặc nhổ, cắt gốc, rửa sạch, vặt củ, phơi khô (có thể sấy), bảo quản bán ra thị trường để nâng cao chất lượng lạc thương phẩm", ông Thành khuyến cáo.

Nông dân Chẩu Thị Bạch ở thôn Búng Pẩu, xã Phúc Sơn thừa nhận, do ý thức không cao, thấy tư thương vào tranh mua có hộ còn trộn thêm đất để được nặng cân, dẫn đến nhà "làm thật" thu nhập thấp, hộ gian trá lãi cao. Mong muốn của người trồng lạc là xã xây dựng lò vôi để chủ động phân bón, DN về mua phải ký hợp đồng từ đầu vụ để cùng chung trách nhiệm về sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang, việc trồng lạc từ tự cung tự cấp, sang SX hàng hóa, ắt phải qua bước hẫng hụt như hiện nay. Để có tiếng nói chung của “4 nhà” chúng tôi tổ chức cuộc hội thảo mong muốn sâu chuỗi giá trị từ cung cấp đầu vào, SX, thu gom, chế biến và tiêu thụ sẽ nâng cao được giá trị sản phẩm.

Qua ý kiến từ cuộc hội thảo 4 vấn đề cần quan tâm là: Chiến lược sản phẩm, nâng cao giá trị sản phẩm, phân phối hàng hóa và maketting. Về sản phẩm, tiếp tục chuyển đổi và chọn bộ giống phù hợp theo nhu cầu thị trường, quy hoạch vùng lạc tập trung gieo trồng cùng ngày cùng giống.

Để nâng cao giá trị, áp dụng biện pháp thâm canh, ứng dụng TBKT vào SX để nâng chất lượng sản phẩm. Liên doanh, liên kết với DN có uy tín bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng kinh tế. Chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý để tạo thương hiệu sản phẩm.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất