| Hotline: 0983.970.780

1 năm hợp tác giữa Thái Nguyên và VAAS

Thứ Hai 24/01/2011 , 10:59 (GMT+7)

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và tỉnh.

Các nhà khoa học nhận bằng khen của UBND tỉnh Thái Nguyên

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và tỉnh.

Đánh giá chung, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản năm 2010 của tỉnh Thái Nguyên tăng 5,7% so với năm 2009. Trong thành tích chung của ngành nông nghiệp tỉnh, có sự hợp tác chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) và ngành nông nghiệp tỉnh theo 9 đề tài, dự án khoa học công nghệ do các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc VAAS triển khai.

Kết quả các đề tài dự án thuộc lĩnh vực chuyển giao giống, TBKT mới: Tại huyện Phổ Yên, Phú Bình và huyện Phú Lương, Viện NC Ngô đã triển khai mô hình giống ngô LVN 8960, quy 2,5 ha. Qua đánh giá, đây là giống rất có triển vọng mở rộng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Trung tâm chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông và Viện Di truyền nông nghiệp đã cung ứng cho tỉnh các giống lúa SH2, TL6, HT6, DT45, Tam nông, QR1, ĐS1 để triển khai thực hiện mô hình lúa thuần chất lượng cao, với tổng diện tích khoảng trên 70 ha. Riêng vụ mùa năm 2010, Viện Di truyền NN phối hợp với Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, mở rộng mô hình lúa chất lượng tại huyện Định Hóa, đưa giống lúa ĐS1 lên 124 ha, đạt năng suất 5 tấn/ha. Cũng với sự hợp tác, giúp đỡ của VAAS, Công ty Cổ phần vật tư Nông nghiệp tỉnh sản xuất 42 ha lúa lai F1 và 20 ha giống ngô lai.

Các giống lúa thuần trong các mô hình, dự án được đánh giá có chất lượng cao, năng suất đều cao hơn so giống lúa Khang dân 18 đối chứng, đặc biệt chất lượng cơm ngon, giá bán cao hơn hẳn giống lúa Khang dân 18. Thực tế này mở ra cơ hội mới cho nông dân trong tỉnh mở rộng các giống lúa thuần có năng suất chất lượng cao vào cơ cấu gieo trồng của tỉnh trong các năm tới.

Với đặc thù là tỉnh có diện tích chè lớn, nhiều vùng chè nổi tiếng chất lượng cao, năm 2010 tỉnh Thái Nguyên đã kết hợp với VAAS xây dựng các mô hình giống chè mới.

Theo đó, Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với Sở Nông nghiệp-PTNT Thái Nguyên tiếp tục triển khai sản xuất thử 3 ha chè PH8 và PH9 tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ; 3 ha tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương và 2 ha tại xã Hoà Bình, huyện Đồng Hỷ, đồng thời chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng, thu hái, chế biến chè, góp phần lớn thay đổi cơ cấu giống chè trên địa bàn tỉnh. Từ chỗ hầu hết diện tích là giống Trung du, đến nay Thái Nguyên đã có gần 32% diện tích chè lai và các giống nhập nội của Viện KHKT NLN miền núi phía Bắc. Chính vì vậy đã góp phần làm tăng năng suất, giá trị sản phẩm chè của tỉnh Thái Nguyên. Năm 2010 năng suất chè đạt trên 100 tạ/ha; sản lượng gần 175.000 tấn chè búp tươi.

Cũng trong năm 2010, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây đậu đỗ thuộc Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm xây dựng mô hình 44ha đậu tương giống mới ĐT26 tại các huyện Võ Nhai, Phổ Yên.

Viện Di truyền Nông nghiệp xây dựng 2 mô hình khảo nghiệm giống đậu tương mới DT2008, DT 2001, quy mô 18,2 ha, tại huyện Võ Nhai, được đánh giá là những giống cho năng suất cao và khả năng chịu hạn vượt trội. Riêng giống đậu tương ĐT26 đã được đưa vào cơ cấu giống được hỗ trợ phát triển trên địa bàn tỉnh trong kế hoạch sản xuất năm 2011.

Ngoài sự hợp tác chuyển giao TBKT, giống mới trong lĩnh vực cây trồng, tỉnh Thái Nguyên còn được các Viện và Trung tâm của VAAS giúp đỡ chuyển giao các TBKT giống mới trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản và trồng, chế biến nấm.

Đã có 24 đơn vị là các doanh nghiệp, HTX và hộ nông dân sản xuất hàng chục vạn bịch nấm sò, bịch nấm mộc nhĩ, linh chi, ước năm 2010 trên địa bàn tỉnh sản lượng nấm các loại đạt trên 150 tấn. Tại huyện Phú Lương, Cty Nhật Sơn xây dựng khu sản xuất nấm trên 7.000m2, Cty đã chuẩn bị 750 tấn nguyên liệu, sản xuất 3 loại nấm linh chi, mộc nhĩ và nấm sò...

Trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, cuối năm 2009 Viện Nuôi trồng thuỷ sản I giúp tỉnh Thái Nguyên mô hình nuôi 520 con cá hồi. Tháng 6 năm 2010 Viện giúp tỉnh mô hình nuôi 500 con cá tầm, nuôi tại huyện Võ |Nhai, dự kiến sắp tới sẽ triển khai tại huyện Đại Từ. Ngoài ra Viện còn giúp tỉnh triển khai nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản giống mới.

Cũng từ cuối năm 2009, Viện Chăn nuôi cung cấp cho tỉnh Thái Nguyên đàn gà giống 1.000 con, trong đó 850 mái WA và 150 trống Ai Cập 01 ngày tuổi; về nuôi khảo nghiệm tại Trại gia cầm Thịnh Đán, hiện nay gà khoẻ mạnh bình thường, phát triển tốt.

Hàng năm tỉnh Thái Nguyên nhận từ Viện Chăn nuôi 70 - 80 lợn nái ông bà, 35 - 40 lợn đực giống ngoại; Cục Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi và Trung tâm gia súc lớn Trung ương hỗ trợ hàng năm hàng trăm triệu đồng các thiết bị phục vụ ngành chăn nuôi. Cục Chăn nuôi phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên, thực hiện dự án: "Cải tiến, nâng cao chất lượng giống trâu thịt giai đoạn 2006 - 2010".

Ghi nhận kết quả, ông Đặng Viết Thuần - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá rất cao sự hợp tác của các nhà khoa học giúp đỡ nông dân Thái Nguyên trong mọi lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tỉnh mong muốn chương trình hợp tác kéo dài bền vững, giúp tỉnh xây dựng các mô hình sản xuất lớn theo hướng hàng hoá; tư vấn cho tỉnh sản xuất hạt giống lai; chăn nuôi thuỷ sản; vệ sinh phòng, chống dịch; chế biến thức ăn chăn nuôi đại gia súc; nghiên cứu phát triển cây chè và mong có sự hợp tác phát triển cả chiều rộng và chiều sâu.

Xem thêm
Nuôi trâu, bò vỗ béo gặp khó khi giá xuống thấp

Trước tình trạng giá trâu, bò thịt giảm, các hộ nuôi vỗ béo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh giảm số lượng nuôi, có hộ thậm chí tạm dừng.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.