| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 10/01/2012 , 11:52 (GMT+7)

11:52 - 10/01/2012

1 vụ cưỡng chế, 5 hậu quả lớn!

Mỗi ngày trên dải đất Việt Nam có hàng chục vụ cưỡng chế giải phóng mặt bằng nhưng chỉ có vụ cưỡng chế ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng là gây chấn động dư luận bởi đó là vụ chống người thi hành công vụ với cách thức đào hầm, đặt mìn và nổ súng gây sát thương cho 6 công an, bộ đội.

Tuy nhiên điều gây bàn tán nhiều hơn đằng sau vụ cưỡng chế lại là thái độ hành xử trước đó của chính quyền huyện Tiên Lãng và TAND TP Hải Phòng. Xem xét các tài liệu thấy sau khi UBND huyện Tiên Lãng ra các quyết định thu hồi đất đầm thủy sản tại xã Vinh Quang, một số hộ dân đã khởi kiện quyết định này ra TAND huyện Tiên Lãng. Năm 2009, TAND huyện xử bác đơn khởi kiện, giữ nguyên quyết định thu hồi đất của UBND huyện.

Sau đó các hộ dân đã kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng. Sự việc sẽ không có gì đáng nói nếu ngày 9/4/2010, TAND TP Hải Phòng, đã không tổ chức cho đại diện UBND huyện Tiên Lãng và bên khởi kiện (trong đó có ông Đoàn Văn Vươn, nghi can được coi là chủ mưu vụ chống người thi hành công vụ và cũng là chủ đầm) gặp gỡ.

Tại cuộc này, thẩm phán Ngô Văn Anh lập “Biên bản” tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trong đó ghi nhận quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng không theo đúng quy định của Luật Đất đai. Ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng phòng TN- MT, đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Tiên Lãng, nói nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Sau này vào tháng 11/2011 chính quyền huyện ra quyết định cưỡng chế khiến gia đình ông Vươn và nhiều hộ dân hết sức bất bình, coi rằng chính quyền đã “lật kèo” dẫn tới thái độ phản kháng (dù rất tiêu cực) là chống trả lực lượng cưỡng chế như trận đánh du kích vừa qua.

Thêm nữa, việc chối bay chối biến trách nhiệm của cơ quan xét xử TP Hải Phòng khi nói rằng quá trình giải quyết vụ án, thẩm phán cấp phúc thẩm đã ban hành một văn bản “gây hiểu lầm” đã khiến cho nhiều người không đồng tình. Bởi sau khi các hộ dân rút đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng, ngày 20/4/2010 thẩm phán Ngô Văn Anh ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính và công nhận bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng có hiệu lực.

 Thậm chí ngay cả khi ông Vươn gửi đơn kiến nghị gửi TAND TP Hải Phòng, Thẩm phán Ngô Văn Anh gửi văn bản trả lời vẫn nêu: “Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, TAND TP Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án… Để được thuê đất, ông cần làm đơn (và hồ sơ xin thuê đất) gửi UBND huyện Tiên Lãng”.

Như vậy, với vốn hiểu biết của người dân bình thường thì những “lời hứa” có sự công nhận của TAND TP thì khó có thể có chuyện “lật kèo” và thái độ chống đối khi bị cưỡng chế cũng là dễ hiểu. Thậm chí với nhiều người được coi là “hiểu biết”, không phải ai cũng hiểu được rằng “Biên bản” để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án mà Thẩm phán Ngô Văn Anh lập không có giá trị pháp lý trong tố tụng hành chính (đây là điều khác biệt cơ bản với tố tụng dân sự).

 Lẽ ra TAND TP Hải Phòng cần giải thích với những người dân rằng Biên bản chỉ là căn cứ để sau đó tòa ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm. Còn quyết định hành chính thì cơ quan nào ra quyết định, cơ quan đó thực hiện. Trong trường hợp thu hồi đất thì cơ quan nào giao đất, cơ quan đó ra quyết định thu hồi.

TAND TP Hải Phòng thì hứa “sẽ phải rút kinh nghiệm” về việc này, nhưng máu của 6 người thuộc lực lượng cưỡng chế đã đổ; cả gia đình ông Vươn lâm vòng lao lý và hơn thế, uy tín của chính quyền đã tổn hại nghiêm trọng khi chọn cách “đối đầu” hơn là “đối thoại” với gia đình một nông dân đã “có công với bà con xóm làng chúng tôi, nếu không có cậu ấy làm bờ kè tạo tấm lá chắn thì không biết bao giờ người dân Vinh Quang mới hết cảnh vỡ đê, chạy bão” (ý kiến của ông Phạm Văn Danh, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang).

Thêm nữa, việc thu hồi đầm để giao cho những người khác đấu thầu (nhưng không ưu tiên cho chủ đầm là ông Vươn) còn tạo nên một dư luận không hay nữa rằng việc UBND huyện Tiên Lãng làm chung quy chỉ vì lợi ích của một nhóm người mà thôi!

1 vụ cưỡng chế, ít nhất đã thấy 5 hậu quả lớn, thật là bài học đắt giá!

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm