| Hotline: 0983.970.780

10 chính trị gia tham nhũng ‘khủng’ nhất thế giới

Thứ Hai 17/08/2015 , 08:03 (GMT+7)

Các nguồn tiền tham nhũng chủ yếu của các chính trị gia thường là ngân sách, hàng hóa, tiền viện trợ từ nước ngoài./ Tham nhũng “đốt” 1.000 tỷ USD của các nước nghèo

Tham nhũng là việc làm dụng tài sản công, dùng quyền lực của bản thân để thu lợi bất chính cho mình và người thân. Các nguồn tiền tham nhũng chủ yếu của các chính trị gia thường là ngân sách, hàng hóa, tiền viện trợ từ nước ngoài.

Với mỗi quốc gia, tham nhũng là vấn nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội, kinh tế và cả chính trị. Ngoài việc làm chậm phát triển đất nước, việc tham nhũng còn có thể gây ra tình trạng bất ổn trong chính phủ.

Dưới đây là danh sách 10 chính trị gia được cho là có hành vi tham nhũng quy mô lớn nhất thế giới theo đánh giá của trang mạng Lolwot.

Spiro Agnew

Ông là Phó Tổng thống dưới thời Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Agnew tại vị từ tháng 1/1969 cho đến khi từ chức năm 1973. Động thái này được đưa ra sau khi bồi thẩm đoàn liên bang bắt đầu điều tra các hoạt động tham nhũng tràn lan của Agnew.

Ban đầu, Agnew phủ nhận các cáo cuộc tham nhũng, tuy nhiên, sau đó chính trị gia này đã phải nhận tội với Bộ Tư pháp. Cựu Phó Tổng thống Mỹ bị phạt 10.000 USD và quản chế 3 năm.

Năm 1983, ông buộc phải trả cho bang Maryland số tiền hối lộ đã nhận trước đây, con số này lên đến 268,482 USD.

Randy Duke Cunningham

Đây là một cựu phi công Hải quân Mỹ, từng tham chiến ở Việt Nam. Sau khi giải ngũ ông trở thành nghị sỹ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ từ 1991 đến 2005 sau khi từ chức vì tội nhận hối lộ.

Cunningham thừa nhận đã nhận ít nhất 2.4 triệu USD, con số không tưởng đối với một nghị sỹ Mỹ. Số tiền này được Cunningham dùng mua biệt thự, chung cư, ô tô Roll Royce và du thuyền.

Ngày 3/3/2006, Cunningham bị kết án 8 năm tù và nộp phạt 1.8 triệu USD, đến tháng 6/2013 vừa qua, Cunningham được thả tự do.

Budd Dywer

Ông là thành viên Đảng Cộng hòa làm việc trong Viện dân biểu từ năm 1965 – 1970. Từ năm 1971 – 1981 Dywer làm việc trong Thượng viện Mỹ sau đó làm thủ quỹ của bang Pennsylvania từ 1981 đến cuối đời.

Dywer bị cáo buộc nhận hối lộ 30.000 USD từ một công ty tư nhân để đổi lấy bản hợp đồng 4 triệu USD của nhà nước, bên cạnh đó là các tội danh âm mưu hối lộ, lừa đảo. Trong buổi họp báo ngày 22/1/1987, Dywer đã tự sát bằng khẩu súng côn .357

Alberto Fujimori

Ông là Tổng thống thứ 90 của Peru, đảm nhận cương vị này từ năm 1990 – 2000 và trốn sang Nhật Bản sau khi các tin tức về việc nhận hối lộ của mình bị phơi bày.

Fujimori bị kết án 7.5 năm vì tội tham ô và 6 năm cho tội tham nhũng, hối lộ. Bên cạnh đó, chính trị gia này còn bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, giết người và bắt cóc, với số năm thụ án là 25 năm.

Mặc dù Nhật Bản từ chối yêu cầu dẫn độ của Peru, tuy nhiên, ngày 21/9/2007, Fujimori bất ngờ xuất hiện ở Chile và nước này đã chấp nhận dẫn độ ông về Peru.

Sani Abacha

Sani Abacha là người đứng đầu nhà nước Nigeria từ ngày 17/11/1993 – 8/6/1998. Trong thời gian này, ông và các thành viên gia đình được cho là đã tham nhũng 5 tỷ Bảng từ các loại quỹ của chính phủ.

Năm 1998, Abacha qua đời trong biệt thự của mình ở Abuja, nguyên nhân của cái chết được cho là đau tim đột ngột, tuy nhiên, có thông tin nói ông bị chết vì đầu độc nhưng chưa được kiểm chứng.

Tháng 3/2014, Bộ Tư pháp Mỹ tiết lộ họ đã đóng băng số tiền trị giá 458 triệu USD bất hợp pháp của Abacha và nhóm của mình.

Saddam Hussein

Saddam Hussein là Tổng thống Iraq từ ngày 16/7/1979 – tháng 9/2003. Năm 2003, vài giờ trước khi cuộc tấn công của Mỹ bắt đầu, ông đã ra lệnh cho Ngân hàng Trung ương Iraq chuyển 1 tỷ USD từ ngân quỹ của Chính phủ vào tài khoản cá nhân của mình.

Theo điều tra của Thượng viện Mỹ, ông Saddam Hussein đã biển thủ 21 tỷ USD trong các dự án đổi dầu lấy lương thực.

Slobodan Milosevic

Slobodan Milosevic là Tổng thống của Serbia từ 1989-1997 và là Tổng thống Cộng hòa Liên bang Nam Tư từ năm 1997 - 2000. Vào năm 2001, ông bị bắt vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Milosevic được chuyển đếnTòa án tội ác chiến tranh Liên Hợp Quốc ở Hague, nơi ông bị buộc tội ác chống lại nhân loại và sử dụng bất hợp pháp 2.1 tỷ USD tiền vốn của chính phủ. Milosevic qua đời trước khi phiên tòa kết thúc.

Mobutu Sese Seko

Mobutu Sese Seko đã từng là Tổng thống của Cộng hòa Congo từ năm 1965 - 1997. Trong thời gian lãnh đạo Congo, ông đã đổi tên của nước này thành Zaire vào năm 1971.

Trong chế độ của mình, ông được biết đến với gia đình trị, thường xuyên có các chuyến đi mua sắm đến Paris và biển thủ công quỹ nhà nước. Có báo cáo cho rằng Seko đã biển thủ từ 4-15 tỷ USD.

Congo đã bị lạm phát cao, nợ quá mức và mất giá tiền tệ. Trong năm 1991, tình trạng bất ổn và các vấn đề kinh tế khiến Seko phải chia sẻ quyền lực với các nhà lãnh đạo đối lập nhưng ông đã sử dụng quân đội để ngăn chặn sự thay đổi.

Tháng 5/1997, ông bị lực lượng nổi dậy chiếm quyền và sau đó qua đời tại Ma-rốc.

Ferdinand Marcos

Chính trị gia này là Tổng thống của Philippines từ 1965-1986 trước khi bị mất chức vì cách mạnh nhân dân. Trong thời gian lãnh đạo, số tiền nợ của Philippines từ 1 tỷ USD đã lên đến 25 tỷ USD. Theo đó, Marcos sử dụng các tài khoản vốn của chính phủ chuyển sang tài khoản cá nhân.

Có báo cáo nói Marcos đã tham nhũng từ 5 – 10 tỷ USD tiền quỹ của chính phủ. Số tiền này kiếm được từ việc đưa tiền đầu tư từ nguồn vay chính phủ cho các công ty tư nhân thân quen thực hiện các dự án rồi ăn tiền hoa hồng.

Sau khi Marcos qua đời năm 1989 ở Hawaii, chỉ có 4 tỷ USD tiền tham nhũng được thu hồi.

Mohamed Suharto

Mohamed Suharto là Tổng thống Indonesia từ 1967 - 1998. Chế độ của ông được coi là tham nhũng nhất của thế kỷ 20. Ông và gia đình kiểm soát các công ty tư nhân và các tổ chức từ thiện ở Indonesia. Suharto từ chức sau khi xuất hiện các cuộc biểu tình lớn của Indonesia.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế ước tính rằng Suharto đã biển thủ từ 15 - 35 tỷ USD trong 32 năm cầm quyền. Ngày 27/1/2008, ông qua đời vì biến chứng từ bệnh tim, thọ 86 tuổi.

Trong tháng 12/2010, Tòa án tối cao của Indonesia thông báo rằng họ đã lấy được 307 triệu USD từ một trong những tổ chức từ thiện do Suharto thành lập.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.