| Hotline: 0983.970.780

Công ty CP Phân bón Bình Điền và Đài Phát thanh- TH Đắk Lắk

10 năm “Nâng cánh ước mơ- Nối nhịp cầu nhân ái”

Thứ Bảy 29/12/2018 , 17:07 (GMT+7)

Năm 2019, chương trình “Nâng cánh ước mơ- Nối nhịp cầu nhân ái” do Cty CP Phân bón Bình Điền và Đài Phát thanh- Truyền hình Đắk Lắk phối hợp tổ chức, đã tròn 10 năm thực hiện.

Đầu năm 2009, những người làm báo ở Đài PTTH tỉnh Đắk Lắk nhận ra giá trị nhân văn của “Mái ấm Bình Điền”, nên đã cùng với Cty CP Phân bón Bình Điền tổ chức chương trình “Nâng cánh ước mơ- Nối nhịp cầu nhân ái”

Chương trình phát hiện, xây dựng và trao nhà “Mái ấm Bình Điền” tặng những gia đình nghèo khó và học bổng ‘’Nâng cánh ước mơ” cho học sinh con nhà nông nghèo, học giỏi và hiếu học.

 Từ những căn nhà “Mái ấm Bình Điền”

 Năm 2004, Cty CP Phân bón Bình Điền đã trao những căn nhà tình nghĩa với tên gọi “Mái ấm Bình Điền” tặng những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hoặc bị thiên tai, hoạn nạn đột xuất mà không thể tự lo nổi một chốn nương thân ở Đắk Lắk, như chị Nguyễn Thị May, huyện Krông Ana, nhà có 4 người thì 3 người bị tật bệnh, bản thân chị cũng không được khỏe do có cái tật ở chân, đứng lâu không được; anh Khả, chồng chị, trụ cột của gia đình đột ngột mang bệnh, liệt cả hai chân…nhưng với nghị lực phi thường của nguời phụ nữ quê gốc ở Hưng Yên, chị May luôn tảo tần, làm thuê bất cứ việc gì có thể làm được, chắt chiu từng đồng bạc chăm lo cho gia đình, quyết không để thằng út phải thất học. Mọi việc rồi cũng qua, nhưng còn căn nhà tạm dựng đã 20 năm, dột nát quá thì làm sao sửa chữa? Ước mơ đau đáu của chị là có được căn nhà kín đáo, mưa không dột, nắng không quá nóng để yên tâm làm ăn, chăm lo cho chồng con… Ước mơ đó đã thành sự thật, khiến chị sung sướng quá mà cứ khóc hoài.

Đầu năm 2009, những người làm báo ở Đài PTTH tỉnh Đắk Lắk nhận ra giá trị nhân văn của “Mái ấm Bình Điền”, nên đã cùng với Cty CP Phân bón Bình Điền tổ chức chương trình “Nâng cánh ước mơ- Nối nhịp cầu nhân ái”, phát sóng trực tiếp mỗi tháng 1 kỳ.

Các nhân vật được chọn để giao lưu, tặng nhà, tặng học bổng đều do hệ thống Chữ thập đỏ các cấp từ cơ sở phát hiện

Biên tập viên Vĩnh Phú cho biết: “Đài chỉ đóng vai trò làm cây cầu, kết nối những tấm lòng nhân ái (các doanh nghiệp, người hảo tâm) với người nghèo khó cần được giúp đỡ để có một chỗ ở có thể an cư lạc nghiệp; với các em học giỏi mà có nguy cơ phải bỏ học vì nhà nghèo. Các nhân vật được chọn để giao lưu, tặng nhà, tặng học bổng đều do hệ thống Chữ thập đỏ các cấp từ cơ sở phát hiện, báo về tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh cho danh sách, chúng tôi vác máy đi, hết đường xe ô tô thì lội rừng, vượt suối vào tới từng nhà để ghi hình, phỏng vấn, lập kế hoạch xây dựng nhà tình thương, có khi trao tặng quà, học bổng tại chỗ. Cả ê kíp hơn chục người phải làm việc cật lực cả tuần mới xong 1 chương trình. Vất vả nhưng anh em đều vui vì cứ mỗi chương trình làm xong là một cảnh đời khốn khó, cơ nhỡ được giúp đỡ thiết thực để đứng vững và vươn lên.”

Sức lan tỏa mạnh mẽ

 Mỗi tối thứ 2, tuần thứ 2 hằng tháng người dân Đắk Lắk (và cả một số tỉnh lân cận) lại có dịp được gặp gỡ, sẻ chia lòng mình với những cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, nhưng có ý chí, nghị lực vươn lên, vượt khó của đồng bào mình khi đã được những vòng tay nhân ái giang ra cứu giúp.

 Những khán giả của chương trình từ cảm thông đến vui mừng trước nghị lực của nhân vật và lòng nhân ái của người hảo tâm. Nhiều doanh nghiệp, người hảo tâm muốn góp tiền cho chương trình, nhưng lúc đầu- như anh Phú nói: “Họ ngại Đài lập ra một cái quỹ rồi tự ý cho tặng, cho bao nhiêu, còn bao nhiêu không biết; nhưng khi đã hiểu ra rằng Đài chỉ là cầu nối thì họ thật sự tin tưởng. Ai có cái gì tặng thì tới tận nhà hoặc đến đài, trao tận tay cho người cần nhận. Đài không lập quỹ, chương trình nào xong, quyết toán ngay chương trình đó…” Vì vậy từ chỗ chỉ có Cty Bình Điền tài trợ kinh phí, đến nay đã có hàng chục doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp cho chương trình, như các doanh nghiệp tư nhân Lợi Kim và Việt Thân, Cty cơ khí Văn Thể, Cty Đa Pô Vi Na …10 năm qua, chương trình đã trao được 261 suất học bổng, tặng 63 căn nhà Mái ấm Bình Điền, tổng số tiền là 4 tỷ 580 triệu đồng, cùng nhiều xe đạp, phần quà nhân dịp lễ tết, trung thu hằng năm; trong đó Cty Bình Điền đóng góp tặng 40 căn nhà,   80 suất học bổng, tổng cộng hơn 2 tỷ đồng. Chương trình “Nâng cánh ước mơ – Nối nhịp cầu nhân ái” đã thành công. Nó nhất định sẽ đứng vững.  

10 năm qua, chương trình đã trao được 261 suất học bổng, tặng 63 căn nhà Mái ấm Bình Điền, tổng số tiền là 4 tỷ 580 triệu đồng...

Em Trần Thị Thanh- sinh viên Trường Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk, nói: “Nhận được giấy báo trúng tuyển vào trường em rất băn khoăn, lo lắng. Thà không trúng tuyển thì thôi, bỏ học đi làm, nhưng trúng rồi, lại điểm cao, lại đúng cái ước mơ nung nấu suốt thời học sinh của mình…nhưng mình sẽ là gánh nặng cho cả nhà, đến cái ăn còn thiếu trước, hụt sau lấy đâu ra trăm thứ tiền phải đóng cho mình đi học xa.  Thật may mắn cho em khi nhận được học bổng của chương trình, giúp em cứ yên tâm mà học tập thật tốt, để thành người hữu ích cho xã hội

 Ông Ngô Văn Đông- TGĐ Cty CPPB Bình Điền và nhiều doanh nghiệp, người hảo tâm trong và ngoài tỉnh hứa sẽ tiếp tục đồng hành cùng chương trình, cũng chính là giúp sức thiết thực cho những cảnh đời khó khăn, cơ nhỡ thêm nguồn sống, nguồn nghị lực để tự nâng mình lên trên đôi cánh ước mơ. “Để không ai bị bỏ lại phía sau”- như quyết tâm của Chính phủ.                                       

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm