| Hotline: 0983.970.780

10 năm nâng cao chất lượng cán bộ ngành nông nghiệp

Thứ Hai 30/11/2020 , 10:04 (GMT+7)

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong 7 nhiệm vụ quan trọng trong công tác cải cách hành chính của Bộ NN-PTNT.

10 năm qua Bộ NN-PTNT đạt được thành tựu to lớn trong xây dựng nâng cao chất lượng cán bộ ngành nông nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

10 năm qua Bộ NN-PTNT đạt được thành tựu to lớn trong xây dựng nâng cao chất lượng cán bộ ngành nông nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

Triển khai Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” theo Quyết định số 1557/2012/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Bộ NN-PTNT đã ban hành Nghị quyết số 638-NQ/BCS về một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức của Bộ. Đây là bước đột phá, thể hiện quyết tâm cao của Ban cán sự Đảng Bộ NN-PTNT về công tác tổ chức cán bộ.

Bộ NN-PTNT đã ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn công tác quản lý cán bộ, đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, như: Quy định thi tuyển một số vị trí lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ; Quy chế đánh giá người đứng đầu đơn vị; Quy định về quy hoạch, chính sách trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; Hướng dẫn chi tiết về xây dựng đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp đối với viên chức...

Thực hiện chủ trương về thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng, Bộ NN-PTNT là một trong 14 bộ, ban, ngành và 22 địa phương được chọn thí điểm thực hiện “đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng”.

Ngay sau khi có chủ trương thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo, Ban cán sự Đảng bộ Bộ đã thống nhất tổ chức thi tuyển 1 Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, 1 Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trực thuộc Bộ và 02 lãnh đạo cấp vụ trực thuộc Tổng cục Thủy lợi và Tổng cục Phòng, chống thiên tai theo đúng quy định, đảm bảo công bằng, công khai, khách quan, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và đúng thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ.

Từ năm 2015 đến 31/12/2019, Bộ NN-PTNT đã thực hiện tuyển dụng 2.242 công chức, viên chức. Đội ngũ cán bộ mới được tuyển dụng ngày càng được chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ và kỹ năng quản lý nhà nước. Ngoài ra, việc áp dụng hình thức tuyển đặc biệt, tuyển đặc cách đã tạo điều kiện cho đơn vị tuyển dụng công chức, viên chức có trình độ cao.

Việc quy hoạch cán bộ của Bộ NN-PTNT cũng đảm bảo có sự kế thừa, đồng thời có bước phát triển, tạo nguồn cán bộ, góp phần khắc phục tình trạng bị động, lúng túng trong công tác cán bộ và là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Từ năm 2016-2019, Bộ NN-PTNT đã thực hiện bổ nhiệm 168 cán bộ, bổ nhiệm lại 147 cán bộ thuộc diện Bộ quản lý.

Công tác luân chuyển cán bộ đã được Bộ NN-PTNT và các đơn vị tích cực triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.  Từ năm 2015-2017, Bộ NN-PTNT đã cử 11 cán bộ đi luân chuyển. Các cán bộ sau khi luân chuyển trở về đã tăng cường thêm kinh nghiệm thực tiễn, vững vàng hơn trong xử lý công việc.

Bộ NN-PTNT đã đáp ứng đầy đủ hầu hết các yêu cầu trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Ảnh: Nguyên Huân.

Bộ NN-PTNT đã đáp ứng đầy đủ hầu hết các yêu cầu trong công tác quản lý nguồn nhân lực. Ảnh: Nguyên Huân.

Trong 10 năm qua, Bộ NN-PTNT đã triển khai đồng bộ từ ban hành các quy định, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo giai đoạn, hàng năm, phê duyệt chương trình bồi dưỡng, triển khai tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bộ, ngành.

Năm 2013, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt Dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu, Hệ thống quản lý nguồn nhân lực của Bộ NN-PTNT”, đáp ứng đầy đủ hầu hết các yêu cầu trong công tác quản lý nguồn nhân lực của Bộ NN-PTNT.

Hệ thống phần mềm phục vụ quản lý nguồn nhân lực của Bộ NN-PTNT với nhiều phân hệ, module khác nhau và được sử dụng thống nhất trong toàn Bộ NN-PTNT, là công cụ giúp Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị trong Bộ quản lý và theo dõi được nguồn nhân lực của đơn vị trên máy phục vụ tra cứu, tìm kiếm nhanh chóng, chính xác.

Bộ cũng xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc nêu gương và tạo sự chuẩn mực trong đạo đức, lối sống và tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ, công chức. Việc quy định này, nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức.

Công khai các hoạt động công vụ và quan hệ xã hội của công chức, viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của công chức, viên chức.

Xem thêm
Thủ tướng nêu 3 nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát 3 nhiệm vụ hết sức quan trọng với Lạng Sơn trong thực hiện quy hoạch tỉnh.

Phú Thọ thiệt hại khoảng 34,5 tỷ đồng do mưa dông

Ngành nông nghiệp tỉnh Phú Thọ chịu thiệt hại vô cùng nặng nề khi hàng trăm ha lúa, ngô, chuối, rau màu... bị đổ ngã và không thể phục hồi.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm