| Hotline: 0983.970.780

10 năm nông thôn mới huyện Vị Thủy

Thứ Năm 26/09/2019 , 09:22 (GMT+7)

Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống của người dân huyện Vị Thủy (Hậu Giang) ngày càng được nâng cao, nông thôn đổi mới.

06-26-08_1_qung_cnh_x_nong_thon_moi_vi_thng
Đường ấp nông thôn mới của xã Vị Thắng khang trang, sạch đẹp.

Vị Thủy là một huyện thuần nông, đa số người dân sống bằng nghề trồng lúa, với cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp - thương mại- dịch vụ - công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
 

Quyết tâm cao, kết quả tốt

Trước khi triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, mức sống và trình độ dân trí của huyện còn thấp, kết cấu hạ tầng nông thôn có đầu tư nhưng chưa đồng bộ, hạ tầng y tế - giáo dục còn nhiều hạn chế đã ít nhiều tác động đến quá trình triển khai thực hiện tiến độ xây dựng NTM trong 10 năm vừa qua.

Ông Nguyễn Văn Vui, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, chia sẻ: Khi mới bắt đầu triển khai chương trình, chúng tôi luôn đặt quyết tâm cao nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện. Công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân là chính và được chú trọng triển khai đúng định hướng, có sự chuyển biến tích cực từ huyện đến cơ sở và toàn thể nhân dân.

Huyện đã phát động phong trào thi đua “Vị Thủy chung sức xây dựng nông thôn mới” được đông đảo cán bộ, đảng viên nhân dân đồng tình ủng hộ, người dân từng bước nhận thức về ý nghĩa, mục đính của chương trình và vai trò chủ thể của mình.

"Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan truyền thông trong công tác tuyên truyền ngày càng phát huy hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về xây dựng NTM. Qua đó, Ban chỉ đạo huyện hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cần thực hiện trong công tác xây dựng NTM, góp phần thúc đẩy phát triển về kinh tế xã hội trên toàn địa bàn", ông Vui chia sẻ thêm.

Ngoài ra, nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho người dân trong xây dựng NTM, huyện đã mở ra nhiều đợt tuyên truyền cho cán bộ và nhân dân từ huyện đến cơ sở với hơn 100.000 lượt người tham dự. Đồng thời, cấp phát tài liệu đăng ký đến hộ gia đình với 20.673 tờ, 7.200 bảng đăng ký, 550 tờ áp phích, 12.400 quyển sổ tay tuyên truyền và 109 quyển bản tin NTM.

Đài Truyền thanh huyện, xã thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, đường lối về xây dựng NTM trên phương tiện thông tin đại chúng, qua đó góp phần bồi dưỡng và nâng cao kiến thức cho cán bộ cấp cơ sở. Bên cạnh đó, huyện Vị Thủy đề ra nhiều kế hoạch, chính sách mời gọi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn

Ông Nguyễn Văn Vui, cho biết: Nhờ cách làm hay và hiệu quả, đã thay đổi nhận thức của đa số người dân, lôi cuốn họ vào xây dựng NTM. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM. Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn.
 

Đến nay, toàn huyện Vị Thủy có 4/9 xã đạt chuẩn NTM, đạt tỷ lệ 44,4%, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể; từ đó, nhận thực về lợi ích và vai trò, trách nhiệm của người dân trong xây dựng nông thôn có chuyển biến.
Toàn huyện có 11 tuyến đường trục xã đạt chuẩn theo quy định với tổng chiều dài 40,9km. Hàng năm, huyện đều đầu tư nạo vét các công trình thủy lợi, xây dựng trạm bơm điện, cống, bọng phục vụ khép kín sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng sản xuất lúa 3 vụ.

Chính trị xã hội vững mạnh, sản xuất phát triển

Bên cạnh phát triển kinh tế, an sinh xã hội, huyện Vị Thủy luôn chú trọng và tập trung nhiều giải pháp trong xây dựng và phát triển hệ thống chính trị từ huyện đến xã, ấp đảm bảo luôn luôn vững mạnh và đoàn kết, phát huy được nội lực của toàn hệ thống chính trị.

Hàng năm, huyện còn xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhằm chuẩn hóa trình độ chuyên môn, chính trị; củng cố nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy các cơ quan, đơn vị, đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ thực tế tại địa phương. Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị trên địa địa bàn các xã được nâng cao; năng lực, uy tín lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên tăng lên.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được thực hiện sâu rộng đến tận người dân và được cụ thể hoá thành những mục tiêu nhiệm vụ cụ thể của từng địa phương. Qua đó, tổng số cán bộ, công chức các xã hiện nay là 184 người; trong đó trong đó 50 cán bộ lãnh đạo, 134 cán bộ, công chức chuyên trách đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị.

Về sản xuất nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 90% so với tổng diện tích đất tự nhiên, huyện Vị Thủy tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, lấy cây lúa là chủ lực và đây là vùng lúa nguyên liệu chủ yếu của tỉnh. Ngoài ra, huyện quan tâm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và rau màu, cây ăn trái...

Ngành nông nghiệp huyện cũng đã xây được 176 trạm bơm, trong đó có 44 trạm bơm điện (30 trạm do Nhà nước đầu tư, 14 trạm được xã hội hóa) và 132 trạm bơm dầu; 289 cống hở kiên cố, đảm bảo khép kín tưới tiêu cho 12.500ha, chiếm trên 75% diện tích đất sản xuất lúa, và hơn thế nữa là nhằm thích ứng biến đổi khí hậu trong những năm tiếp theo.

Về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, các mô hình sản xuất có hiệu quả bền vững được nhiều nông dân áp dụng vào thực tế, đến nay đã triển khai thực hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng an toàn, sạch và ứng dụng khoa học công nghệ mới.

06-26-08_2_trong_lu_l_kinh_te_chu_luc_cu_huyen_vi_thuy
Cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực của huyện Vị Thủy.

Từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giúp nhau làm giàu, giảm nghèo của huyện Vị Thanh, đã xuất hiện nhiều hộ có thu nhập từ 100 triệu/ha/năm trở lên, trong đó có 96 hộ có mô hình đạt trên 500 triệu đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, và một số mô hình dịch vụ nông nghiệp.

Hiện cơ cấu lao động của Vị Thanh có sự chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp - dịch vụ. Số lao động được thu hút vào làm việc ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp ngày càng tăng. Toàn huyện có 9/9 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm với 42.657/46.374 người có việc làm trong độ tuổi lao động, chiếm 92%.

Sau 10 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn huyện Vị Thủy đổi mới, hạ tầng kỹ thuật nông thôn từng bước hoàn thiện. Đời sống vật chất và tinh thần nâng lên đáng kể. Nhận thức đã chuyển biến rõ sang tư duy sản xuất hàng hóa, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Chất lượng sản xuất nâng cao, các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với mục tiêu đề ra.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Vui, huyện Vị Thủy vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại. Thực hiện chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chưa thật sự bền vững. Nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp còn giới hạn, trong khi nhu cầu rất lớn.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh

Qua 9 năm thực hiện chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn các xã của huyện Vị Thủy giảm mạnh, chỉ tính trong năm 2018 có 150 hộ phụ nữ thoát nghèo. Qua đó, đã góp phần giảm số hộ nghèo, cụ thể năm 2011 có 6.488 hộ nghèo thì đến năm 2018 giảm còn 2.333 hộ.

Hiện nay, để người dân dễ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, các địa phương đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ khó khăn vay vốn mua cây, con giống…đã góp phần cải thiện thu nhập kinh tế hộ gia đình.

Ngoài ra, hỗ trợ xây nhà tình thương cho hộ nghèo, gia đình chính sách. Cấp thẻ BHYT cho đối tượng là thành viên hộ nghèo từ 6 tuổi trở lên mà chưa có nguồn khác cấp. Miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cũng như các khoản đóng góp xã hội hóa cho 100% học sinh nghèo. Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, khó khăn về kinh tế.

PV

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm