| Hotline: 0983.970.780

10 năm thiên tai tồi tệ

Thứ Hai 11/11/2013 , 09:12 (GMT+7)

Xin nêu lại những thảm họa thiên tai đáng quên 10 năm qua để nhắc nhớ chúng ta việc đối phó, phòng chống chúng hàng ngày, hàng giờ.

Siêu bão Haiyan được cho là cơn bão khủng khiếp nhất mà nhân loại đang phải hứng chịu. Hàng vạn người dân Philippines đã chết và mất tích. Song, đó chỉ là 1 trong những thiên tai tồi tệ nhất trong 10 năm vừa qua. Xin nêu lại những thảm họa đáng quên đó để nhắc nhớ chúng ta việc đối phó, phòng chống chúng hàng ngày, hàng giờ.

Cơn cuồng nộ gấp hơn 2 vạn quả bom nguyên tử

Ngày Chủ nhật, 26/12/2004 sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người dân Ấn Độ dương, đặc biệt là những cư dân vùng Tây Bắc Indonesia. Vụ va chạm giữa 2 mảng lục địa Ấn Độ và Myanmar đã gây ra một trận động đất kinh hoàng ngoài khơi Ấn Độ Dương với sức mạnh lên đến 9,2 độ richter.

Tiếp theo địa chấn là những cơn sóng thần khổng lồ liên tục đập vào bờ biển các nước trong khu vực Ấn Độ dương. Những con sóng cao đến 30 m đã cuốn phăng tất cả trên đường đi, làm 230.000 người thiệt mạng và được xếp hạng vào những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất lịch sử. Trong vụ thiên tai này quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia sau đó là Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan.

Vụ động đất, nguyên nhân của sóng thần được xếp hạng thứ 3 trong số những cơn địa chấn đã từng xảy ra trên hành tinh kể từ khi con người có thể đo được sức mạnh của chúng. Nó đã khiến cả hành tinh xê dịch đi 1 cm và dù xảy ra ở Ấn Độ dương nhưng vẫn đủ sức ảnh hưởng để kích hoạt một cơn địa chấn khác ở Alaska ở phương Bắc xa xôi.


Hình ảnh sóng thần ập vào bờ biển Ao Nang, Thái Lan ngày 26/12/2004

Đây được đánh giá là đợt sóng thần gây thảm họa chết người và tàn phá khủng khiếp nhất trong lịch sử. Khoảng 280.000 người thiệt mạng và hàng triệu người mất nhà cửa. Đảo Sumatra là tâm chấn của thảm họa, có số người thiệt mạng cao nhất Indonesia, đồng thời phải chịu thảm họa kép động đất và sóng thần.

Theo ước tính, sức tàn phá của sóng thần vào Sumatra ngày hôm đó thực sự gấp đôi nguồn năng lượng bùng nổ trong Chiến tranh thế giới II, bao gồm cả hai quả bom nguyên tử. Tính riêng cường độ và nguồn năng lượng của riêng trận động đất gây ra, ước tính đã phải xấp xỉ khoảng 23.000 quả bom nguyên tử ở Hiroshima (Nhật Bản).

Ký ức kinh hoàng

Mặc dù xảy ra sau động đất vài tiếng nhưng gần như toàn bộ các nạn nhân của những cơn sóng thần năm 2004 đều bị bất ngờ. Thời điểm đó, chưa có bất kỳ hệ thống cảnh báo sóng thần nào trên khu vực Ấn Độ dương. Việc phát hiện sớm sóng thần là không thể nếu như không có hệ thống cảm biến đặt dưới mặt nước và thiếu sót này đã gây ra một thảm họa thiên nhiên kinh hoàng như vậy.

Vào thời điểm đó, John Thompson một người Mỹ đang có mặt tại bãi biển Khoa Lak, Thái Lan, anh chứng kiến toàn bộ những gì xảy ra ở bãi biển và may mắn là một trong số ít ỏi những người sống sót để kể lại những gì đã xảy ra.

Sáng 26/12, John đang ngồi ăn sáng bên ngoài sân khách sạn ở Khoa Lak, phía bờ biển đang có 2 cậu bé người Anh chơi đùa với những con sóng nhỏ. Khi đó, chẳng có bất kỳ một dấu hiệu nào của sóng thần, biển vẫn rất hiền hòa.

Nhưng chỉ sau đó vài phút, những cơn sóng khổng lồ bắt đầu xuất hiện, lúc đó vẫn chưa ai nhận ra điều gì đang xảy ra, tất cả chỉ biết chạy, chạy thật nhanh khỏi bờ biển. Lúc này John nhận ra rằng không thể chạy thoát khỏi những con sóng cao đến hàng chục mét đang ập vào. Anh đã lao vào một khách sạn vững chãi bên đường và gọi mọi người vào nhưng rất ít người làm theo, đa số vẫn cố chạy trên đường và đó là quyết định sai lầm của họ.

John kể lại: “Những gì còn lại trong đầu tôi là những tiếng gào thét vô vọng của những người đang bị nước cuốn đi. Nước đục ngầu và cuốn rất xiết khắp bờ biển và điều trớ trêu là thảm họa này lại xảy ra vào một ngày bầu trời trong xanh”.

Khi những đợt sóng đầu tiên qua đi, John và một vài người có mặt trong khách sạn trèo lên tầng cao nhất và đợi đến khi nước rút. Sau vài giờ chờ đợi, tất cả chỉ còn lại một sự yên lặng đáng sợ, nước đã rút và mọi người bắt đầu xuống đường, lội qua những đống bùn lầy để đi tìm những người còn sống sót, họ dùng ga giường của khách sạn để băng bó và cố định cơ thể những người bị thương nặng.

Trở về sau 7 năm bị cuốn ra biển

Câu chuyện tưởng như là cổ tích đã xảy ra với một cô gái Indonesia, cô đã trở về đoàn tụ với gia đình ở một làng quê nghèo ven biển sau 7 năm lưu lạc vì sóng thần cuốn ra biển và sống như một hành khất trên đường phố.

Mary Yuranda, cô gái bị sóng thần cuốn đi năm 2004, khi mới 7 tuổi đã trở về nhà sau khi nhận được sự giúp đỡ của một người phụ nữ tốt bụng. Trong khi đó, cha mẹ của em vẫn tin rằng con gái của mình đã qua đời cùng với 168.000 người khác ở Aceh, khu vực ở mũi phía Tây của đảo Sumatra.


Mary Yuranda (trên giường) trở về nhà sau 7 năm mất tích bởi sóng thần

Từ ngôi làng của mình tại Ujong Baroh, mẹ của Mary, bà Yusnidar đã nói với AFP: “Tôi không thể mô tả được tôi đã cảm ơn trời đất đến mức nào”. Khi mới trở về nhà, cha mẹ của Mary đã có chút nghi ngờ nhưng rồi tất cả đã được gạt bỏ khi vết sẹo trên bụng của em chứng minh tất cả. “Vết sẹo trên bụng và nốt ruồi trên mặt đã chứng minh đó là con gái tôi”, bà Yusnidar xúc động kể lại.

Khi sóng thần ập đến năm 2004, Yusnidar đã cố gắng đưa 3 đứa con của mình đến điểm an toàn nhưng trong cảnh hỗn loạn đó, bà đã để lạc mất Mary và cô con gái lớn.

Cha của Mary, ông Tarmius nói con gái ông đã bị một phụ nữ đem đi sau thảm họa. Bản thân người đàn bà này cũng có con trong những cơn sóng thần năm 2004. Sau đó, bà bắt Mary đi lang thang trong những thành phố nghèo của Indonesia để làm nghề ăn xin cùng mình.

Nhưng sau 7 năm, người đàn bà này cũng đồng ý trả tự do cho Mary, đưa em lên taxi để trở về thành phố Meulaboh, thuộc tỉnh Aceh. Mary đã đến một quán cafe, nơi người ta xem em như người ăn xin để hỏi về quê nhà của mình.

May mắn thay, Mary vẫn còn nhớ được tên làng của mình và tên của ông nội, một lãnh đạo khá nổi tiếng trong vùng. Một người đàn ông trong quán cafe, có quen biết ông của Mary đã đưa em về nhà sau đó gọi cho cha mẹ đến nhận con.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh

Hội Soóng cọ là ngày hội lớn nhất trong năm của người Sán Chỉ (tỉnh Quảng Ninh), thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia hưởng ứng.