| Hotline: 0983.970.780

10 sự kiện thế giới nổi bật 2015

Thứ Sáu 01/01/2016 , 06:35 (GMT+7)

2015 tiếp tục là một năm với nhiều điểm nóng của chính trị thế giới. Báo Nông nghiệp Việt Nam điểm lại 10 sự kiện theo mốc thời gian.

1. Tấn công khủng bố vào toà soạn Charlie Hebdo


Cuộc biểu tình phản đối vụ khủng bố tòa soạn báo Charlie Hebdo

Ngay trong tuần đầu của năm 2015, nỗi lo khủng bố ở châu Âu đã trở thành hiện thực khi hai anh em Cherif và Said Kouachi tấn công vào toà soạn tạp chí phiếm hoạ Charlie Hebdo vào đầu giờ sáng ngày 7/1 tại Paris.

2 tên khủng bố nêu lí do là các hoạ sĩ tại Charlie Hebdo đã "xúc phạm đấng tối cao Mohammmed trong các ấn phẩm trước đó bằng việc phác hoạ chân dung của Mohammed" - một việc bị nghiêm cấm trong đạo Hồi.

12 nhân viên tại Charlie Hebdo đã bị giết trong vụ tấn công này nhưng 2 kẻ khủng bố trốn thoát khỏi hiện trường. Vụ tấn công mở đầu cho một chuỗi các vụ tấn công khủng bố khác tại vùng Ile-de-France với 5 người nữa bị giết. 

2. Nội chiến Yemen

Cuộc nội chiến ở đất nước nhiều dầu mỏ nhưng nghèo nhất bán đảo Arab này là kết quả của các cuộc đấu đá chính trị kéo dài giữa cựu Tổng thống Saleh và Tổng thống đương nhiệm Hadi (Hadi đã chạy khỏi Yemen khi phiến quân chiếm Houthi chiếm được thủ đô Sanaa).

Saudi Arabia đã dẫn đầu một liên minh quân sự gồm phần lớn các nước hồi giáo dòng Sunni tại vùng vịnh để chống lại phiến quân Houthi, được ủng hộ mạnh mẽ bởi Iran và Hezbollah ở Lebanon.

Chính vì điều này mà Martin Reardon, phó giám đốc của tổ chức tư vấn chính trị Soufan gọi Yemen là "bàn cờ lớn giữa Saudi và Iran", giữa "Hồi giáo dòng Sunni và Shia".

Mối nguy hiểm nằm ở khía cạnh, cuộc nội chiến đã mở ra một cơ hội không thể tốt hơn cho Al-Qaeda bán đảo Arab mở rộng địa bàn hoạt động.

3. Thảm hoạ nhân đạo lớn nhất trên biển Địa Trung Hải

Đầu tháng 4, một thảm hoạ chìm tàu chở người tị nạn đã xảy ra 60 dặm ngoài khơi Libya làm chết hơn 700 người tị nạn, phần lớn đến từ các vùng chiến sự ở Bắc Phi và vùng cận Sahara.

Thảm hoạ này đã biến Địa Trung Hải trở thành tuyến hàng hải nguy hiểm nhất trên thế giới. Các nhà lãnh đạo EU ngay lập tức nhóm họp.

Tuy vậy 8 tháng sau đó, châu Âu vẫn chưa thể đi đến một giải pháp nhất quán. Đã có gần 3.700 người tị nạn thiệt mạng khi thực hiện những chuyến vượt biển này.

4. Khủng hoảng nợ của Hi Lạp

Khi chính phủ theo đường lối cánh tả Syriza của Alexis Tsipras giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử bằng đường lối cứng rắn cam kết sẽ bàn lại các thoả thuận cho một gói cứu trợ mới cho Hi Lạp, cộng đồng EU đã bị rung chuyển bởi viễn cảnh một Grexit - Hi Lạp bị vỡ nợ và buộc phải rời Liên minh châu Âu.

16-38-36_mot-nguoi-dn-ong-nghi-huu-bt-khoc-o-ngoi-mot-ngn-hng-hi-lp-vi-khong-rut-duoc-luong-huu
Một người bật khóc vì không rút được tiền lương hưu từ ngân hàng

Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng là đầu tháng 7/2015 khi các ngân hàng tại Hi Lạp chỉ cho phép rút 120 Euro trong một tuần vì lượng tiền mặt đã gần cạn kiệt. 

5. Toà án tối cao Mỹ hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính

Năm 2015 là một năm lịch sử với cộng đồng người đồng tính khi mà lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, hôn nhân đồng tính được công nhận và bảo vệ bởi pháp luật trên khắp 50 bang.

16-38-36_nguoi-my-n-mung-ket-qu-cu-to-n-toi-co-ve-ket-hon-dong-tinh
Người ủng hộ ăn mừng quyết định của tòa án tối cao

Để hiểu được quãng đường mà phong trào ủng hộ bình đẳng cho người đồng tính đã đi qua, chúng ta phải thấy rằng năm 2004, có 13 bang bỏ phiếu để cấm hôn nhân đồng tính. Tỉ lệ ủng hộ trên toàn nước Mỹ cho hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính khi đó chỉ là 31%. Vào thời điểm mà toà án tối cao Mỹ đưa ra quyết định lịch sử này, thì đã có hơn 60% người dân Mỹ đồng ý với quyết định này.

6. Đức đóng cửa biên giới tạm thời đối với người tị nạn

Lần đầu tiên kể từ khi thoả thuận tự do lưu hành trong khối Schengen được thi hành, Đức đã phải nối lại việc kiểm soát nhập cảnh tại biên giới với Áo khi mà một số bang của Đức, đặc biệt là Bavaria, nói rằng họ đã ở gần "điểm phá vỡ" vì làn sóng người tị nạn quá lớn.

16-38-36_nguoi-ti-nn-vu-dt-chn-den-nh-g-munich
Người tị nạn chen lấn đến nhà ga Munich

Việc phải tạm thời dựng lên các chốt kiểm soát để điều tiết dòng người tị nạn là một thất bại của thủ tướng Angela Merkel khi mà chỉ 2 tháng trước đó, bà còn phát biểu là nước Đức sẽ nhận tất cả những người tị nạn đặt chân đến nước Đức.

Vì thế một số nước Đông Âu theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa bài người tị nạn nhân cơ hội này đã chỉ trích chính sách mở cửa nhân đạo trước đó của bà Merkel là "nguy hiểm, ngây thơ và không thực tế". Hết năm 2015, khoảng một triệu người tị nạn được dự báo sẽ đặt chân đến nước Đức.

7. Nga tham gia không kích tại Syria

Nga đã tiếp tục khiến giới quan sát quân sự bất ngờ một lần nữa khi triển khai khoảng 36 máy bay các loại gồm Su-24, Su-25 và tiêm kích hiện đại Su-34 để tham gia không kích tại Syria.

Tổng thống Putin nói rằng Nga tham chiến để "tiêu diệt khủng bố và mối đe doạ IS" và "bảo vệ dân thường tại Syria". Tuy vậy, những con số thống kê lại chỉ ra rằng các mục tiêu IS chiếm rất ít trong tổng số các cuộc không kích của Nga.

Sự tham chiến của Nga tại Syria là một sự ủng hộ Tổng thống Assad và làm tình hình cho cuộc nội chiến càng trở nên phức tạp khi mà giờ đây các nước lớn tham gia không kích Syria đều có các lợi ích chồng chéo.

Nguy cơ về đụng độ quân sự giữa các bên cũng gia tăng và đã trở thành hiện thực khi Thổ Nhĩ Kì bắn rơi máy bay Nga ngày 24/11.

8. Phụ nữ lần đầu tiên được tham gia bầu cử tại Saudi Arabia

Lần đầu tiên trong lịch sử của Vương quốc giàu có nhưng cũng rất bảo thủ trong các chính sách xã hội này, phụ nữ được quyền tham gia bầu cử và cũng là lần đầu tiên các ứng viên bầu cử cấp tỉnh bao gồm nữ giới.

Mặc dù còn khá khiêm tốn khi chỉ có 978 ứng viên nữ giới đăng kí tham gia tranh cử so với 5.938 nam giới, nhưng đây là một bước tiến lớn đối với nữ quyền ở Saudi Arabia, đất nước duy nhất trên thế giới mà phụ nữ không được phép lái xe.

Việc cho phép phụ nữ tham gia bầu cử được thông qua bởi Quốc vương Abdullah trước khi ông qua đời vào tháng 1/2015, một trong những quyết định thể hiện tinh thần đổi mới trong một xã hội bảo thủ trọng nam giới.

9. Chuỗi khủng bố vào Paris vào đêm 13/11

Một lần nữa thủ đô của nước Pháp trải qua một đêm đẫm máu khi mà các kẻ khủng bố với liên hệ với IS đồng loạt tấn công các mục tiêu công cộng tại Paris vào đêm thứ sáu ngày 13/11 như sân vận động State de France và đặc biệt là nhà hát Bataclan (89 người chết).

16-38-36_nguoi-dn-pris-dt-ho-tuong-niem-nhung-nn-nhn-thiet-mng
Tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố Paris

Tổng cộng 130 người đã thiệt mạng. Một điều đáng lo ngại là 8 trên 10 tên khủng bố có quốc tịch Pháp hoặc Bỉ. Điều này làm dấy lên một vấn đề đối với các cơ quan an ninh là làm thế nào để đối phó với tình trạng công dân châu Âu bị cực đoan hoá và tham gia vào hàng ngũ khủng bố.

10. Thoả thuận lịch sử về việc cắt giảm khí thải

 Chúng ta khép lại năm 2015 với một tin vui khi mà hội nghị về biến đổi khí hậu tại Paris đã ra được thỏa thuận lịch sử khi gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đặt bút kí vào biên bản ghi nhớ về việc cắt giảm khí thải công nghiệp và việc sử dụng khí đốt hoá thạch nhằm "tránh viễn cảnh nguy hiểm nhất đối với Trái đất".

Thoả thuận đặt ra mục tiêu giảm lượng khí thải về con số 0 vào nửa sau của những năm 2050. Mặc dù chỉ là bước đầu nhưng đây là kết quả một quá trình đàm phán không ngừng nghỉ để thuyết phục Trung Quốc và Mỹ, hai quốc gia dẫn đầu về lượng khí thải ra môi trường đặt bút kí vào thỏa thuận.

2015 là một năm nhiều biến động với chính trị thế giới và 10 sự kiện trên không lột tả hết được những biến động đó. Còn rất nhiều sự kiện khác chưa được liệt kê ở đây, nhưng do trang báo có hạn nên chúng tôi không đề cập tới như thỏa thuận hạt nhân với Iran hay việc Thổ Nhĩ Kì bắn rơi máy bay Nga.

 

(Từ Manchester, Anh)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm