| Hotline: 0983.970.780

10 thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm

Thứ Năm 06/06/2013 , 10:04 (GMT+7)

Theo số liệu của Đại học Florida (UFEP), mỗi năm cứ 6 người Mỹ có 1 bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, virút hay ký sinh trùng gây ra.

Theo số liệu của Đại học Florida (UFEP), mỗi năm cứ 6 người Mỹ có 1 bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn, virút hay ký sinh trùng gây ra.

Tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng do chất lượng thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo, đặc biệt 10 tác nhân gây bệnh dưới đây được xem là gây bệnh tiềm ẩn nhất.


Ảnh minh họa

1. Gia cầm bị nhiễm khuẩn Campylobacter

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), hàng năm vi khuẩn có trong sản phẩm thịt gia cầm đã làm cho hơn 600.000 người Mỹ mắc bệnh, trong số này có gần 7.000 người phải nhập viện. Theo nghiên cứu, việc lây nhiễm các vi sinh vật này gây ra hàng loạt hội chứng dễ nhận thấy như nôn mửa, nếu nặng và không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nhập viện hoặc tử vong.

 Nhằm hạn chế những căn bệnh nói trên, Bộ Nông Nghiệp Mỹ hiện đang nghiên cứu soạn thảo bộ tiêu chuẩn an toàn mới dành riêng cho nhóm thịt gà, kể cả mặt hàng nhập khẩu.

2. Thịt lợn nhiễm Toxoplasma

Trung tâm Kiểm soát & Phòng tránh dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, thịt lợn bị nhiễm ký sinh trùng là thủ phạm làm cho hơn 35.000 người Mỹ nhiễm bệnh và gần 2.000 phải nhập viện mỗi năm.

Toxoplasmosis được xem là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do nhiễm độc thực phẩm trên thế giới hiện nay. Riêng tại Mỹ có tới trên 60 triệu người mang ký sinh trùng Toxoplasma, nhưng rất ít có các triệu chứng, bởi vì hệ thống miễn dịch của cơ thể giám sát rất chặt. Tuy nhiên, nếu thức ăn nhiễm Toxoplasma nặng thì rủi ro gia tăng bệnh là rất lớn.

3. Khuẩn Listeria có trong thịt nguội

Theo khuyến cáo của giới chuyên môn thì phụ nữ mang thai không nên ăn thịt nguội (Deli meat) vì nó có chứa khuẩn gây bệnh Listeria. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ (kể cả trẻ chưa sinh), những người có hệ miễn dịch bị yếu.

Khuẩn Listeria gây nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là hiện tượng Listeriosis (bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh do khuẩn Listeria monocytogene gây ra).

4. Thịt gia cầm

Do nhóm bệnh truyền nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại nên thịt gia cầm hiện cũng được xếp trong danh sách dễ gây ngộ độc. Theo báo cáo, thịt gia cầm thời gian gần đây có chứa cả khuẩn Salmonella, gây ra hàng loạt căn bệnh nan y.

5. Khuẩn Listeria có trong sữa và các sản phẩm đi từ sữa

Như trên đã đề cập, khuẩn Listeria không chỉ có trong thịt nguội mà còn có cả trong sữa và nhóm sản phẩm đi từ sữa như pho mát mềm. Pho mát mềm làm từ sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa khuẩn Listeria, không có lợi cho phụ nữ mang thai. Rất đa dạng như phomat bleu, camembert, feta, brie và pho mát Mexico.

6. Khuẩn Salmonella trong nhóm thực phẩm đa thành phần.

Có trong salad, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, lẩu thập cẩm... Ngoài ra Salmonella còn có các loại norovirus. Chúng lây nhiễm ngay từ khâu xử lý, chế biến từ chính các công nhân của ngành công nghiệp chế biến này. Riêng norovirus từng là thủ phạm gây ra những đại dịch lớn, nhất là các đoàn tàu du lịch trên sông nước.

7. Khuẩn Salmonella xuất hiện trong quá trình sản xuất thực phẩm

Thời gian gần đây khuẩn Salmonella xuất hiện với tần suất nhanh và mạnh, nhất là ở khâu sản xuất thực phẩm. Ví dụ như trong quá trình sản xuất trứng, sản xuất các sản phẩm rau dạng mầm và cà chua.

9. Toxoplasma có trong thịt bò

Ký sinh trùng Toxoplasma được xem là thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm, nhất là trong thịt bò. Mọi người đều có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng này nếu ăn thịt bò chưa nấu chín hay từ động vật bị nhiễm bệnh.

Toxoplasma rất nguy hiểm cho nhóm phụ nữ mang thai, có thể gây nhiễm độc bào thai và phát sinh ra tình trạng xảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.

10. Salmonella có trong trứng

Dư luận đã từng chứng kiến sự kiện bùng phát khuẩn Salmonella năm 2010 liên quan đến hai trang trại chăn nuôi ở Iowa, Mỹ. Các ổ dịch làm cho hơn 1.000 người bị mắc bệnh và phải thu hồi một nửa tỷ quả trứng, trong đó thủ phạm gây bệnh chính là khuẩn Salmonella.

Một khi trứng bị nhiễm độc là khuẩn Salmonella thì phải loại bỏ, tiến hành vệ sinh chuồng trại, đảm bảo khâu vệ sinh thức ăn và vệ sinh môi trường, tuân thủ mọi quy định về an toàn trong chăn nuôi, giết mổ để hạn chế gây lan truyền bệnh.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm