| Hotline: 0983.970.780

100 ngày nói không với tai nạn lao động

Thứ Sáu 27/09/2019 , 11:06 (GMT+7)

Theo số liệu năm 2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tai nạn lao động tại nơi làm việc đã khiến hơn 1.000 người tử vong, 8.200 người bị thương.

Sáng 27/9, chiến dịch “100 ngày nói không với tai nạn lao động” chính thức được triển khai. Mục tiêu của chiến dịch là huy động sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp tại Việt Nam, cùng nhau cam kết đạt 100 ngày không xảy ra tai nạn lao động tại nơi sản xuất, bao gồm cả các chấn thương nhỏ và nguy cơ gây tai nạn.

Đây là một hoạt động của Chương trình Phát triển doanh nghiệp bền vững - SCORE tại Việt Nam nhằm kỷ niệm 100 năm thành lập Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), thông qua việc khẳng định mối liên hệ giữa an toàn lao động với năng suất lao động tại các doanh nghiệp ngành gỗ và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Chiến dịch do ILO và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Công nghiệp gỗ và Thủ công mỹ nghệ HCM (HAWA), Hiệp hội Nội thất Bình Dương (BIFA), Hiệp hội lâm sản Bình Định (FPA) và Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh (CSID).

Chiến dịch “100 ngày nói không với tai nạn lao động” sẽ diễn ra đến hết tháng 12/2019. Khi tham gia vào chiến dịch này, các nhà máy sẽ được tham gia các khóa tập huấn SCORE bao gồm hoạt động trong lớp học và tham quan tư vấn tại nhà máy, các hoạt động nâng cao nhận thức giúp các doanh nghiệp và người lao động cập nhật các tiêu chuẩn an toàn để họ có thể tiếp tục duy trì môi trường làm việc không tai nạn sau khi chiến dịch kết thúc.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất