| Hotline: 0983.970.780

1001 kiểu giận dỗi bạn bè của teen

Thứ Ba 20/12/2011 , 14:24 (GMT+7)

Có nhiều teen, dù đã lớn, vẫn thích áp dụng kiểu “bo xì” theo một “phiên bản” khác...

Ảnh minh họa
Khi trẻ con bỗng dưng không thích chơi với nhau, chúng sẽ vỗ tay vào miệng và nói “bo xì” để nghỉ chơi, để rồi sau đó lại huề như chưa có gì xảy ra. Còn teen, dù đã lớn, vẫn thích áp dụng kiểu “bo xì” theo một “phiên bản” khác.

Thích thì giận!

T.My (lớp 11 trường THPT MĐC) có tính khí khá thất thường và khiến cho bạn bè luôn ngán ngẩm. Bình thường, T.My rất hòa đồng với mọi người, trò chuyện có duyên, dễ mến, nhưng nếu vô tình làm My phật ý, cô nàng sẽ làm mặt cáu rồi đùng đùng bỏ đi, im lặng không nói năng gì.

Nếu gặp người dễ tính, họ thường chủ động bắt chuyện trở lại và bông đùa để My không giận nữa. Còn nếu người đối thoại đang khó chịu sẵn, gặp thêm thái độ vô lý của My, thì tình bạn sứt mẻ ngay cũng là điều dễ hiểu.

My không giận ai lâu, chỉ vài ngày sau là vẫn có thể cười đùa như chưa có gì xảy ra. Dù vậy, tính cách của My dễ làm bạn bè “phiền não”. “Có việc gì đâu mà lúc nào cũng hay giận như…người già. Làm như thế chẳng có ích lợi gì cho bản thân mà còn khiến bạn bè mất đi thiện cảm. Lớn rồi, đâu phải còn trẻ con mà hay giận hờn vu vơ”, B.V (bạn học cùng lớp với My) nêu ý kiến.

Suy nghĩ thua cả…trẻ con

Trẻ con thường nhìn vấn đề rất đơn giản. Chúng có thể bo xì một bạn chỉ vì bạn này đẹp, bạn này có đồ chơi mới trong khi mình không có, bạn này học giỏi hơn mình… Đó là những suy nghĩ rất ngô nghê nhưng rồi trong quá trình cùng học tập, sinh hoạt, chúng sẽ mau quên đi chúng đã từng ghét bạn, từng “bo xì” bạn, và sẽ vui đùa cùng nhau rất vô tư.

L.T (sinh viên năm 1 trường ĐH Mở) là một cô nàng khéo léo trong ăn nói, biết tạo sự thu hút ở người đối diện. Những ngày đầu nhập học, mọi người đều rất quý và mến L.T. Một thời gian sau, tính cách của T bộc lộ rõ làm mọi người hơi thất vọng.

Khi bất kì ai đó kể lại rằng họ có gì đó hay ho, thú vị, T đều giả vờ không nghe và lảng sang chủ đề khác. T đề nghị đi chơi ở một địa điểm nào đó, cả nhóm không đồng tình và gợi ý chỗ khác, T tự tách nhóm và không đi nữa.

Khi T cảm thấy “không ưa” ai đó, cô nàng hay nói bóng gió, hàm ý, hòng khiến đối phương “hoang mang” mới thôi. Hễ ghét ai, T đều tỏ thái độ rõ rệt: liếc, hay cười mỉm, không bao giờ trò chuyện tiếp xúc, hễ đối phương nói hay hành động, T đều “bình luận”.

Nhưng sở dĩ T không bị ai ghét là vì cô nàng rất hòa nhã với bạn bè và chỉ cư xử không ổn khi “trái gió trở trời”. Thêm nữa, với tố chất “thủ lĩnh” sẵn có trong người, ở T có một điều gì đó khiến nhiều người phải nể, cộng thêm việc giao tiếp rộng đã khiến T “không ngán ai”, vì nếu có người ghét T và tẩy chay cô nàng thì T vẫn còn rất nhiều bạn bè khác để giao lưu.

Còn V.Anh (sinh viên năm 1 CĐ Kinh tế đối ngoại) giận bạn thân mấy ngày trời chỉ vì cô nàng ấy ra về không chờ V.Anh mà đi với bạn bè khác! Cô bạn này nhiều lần làm hòa với V.Anh bằng cách trò chuyện, nhưng V.Anh nhất quyết…giận cả tuần mới thôi.

Trong khoảng thời gian đó, lúc nào V.Anh cũng viết lên facebook rằng mất lòng tin vào tình bạn, cảm thấy chán nản và có lẽ sẽ thay đổi.

Bảo Hà (lớp 12 trường THPT GV) bình luận: “Theo mình, V.Anh trầm trọng hóa vấn đề quá mức. Chuyện sẽ đơn giản hơn nếu chúng ta biết chịu khó suy nghĩ và nhìn vấn đề theo hướng tích cực.

Tình bạn khác tình yêu ở chỗ, ta có rất nhiều bạn và không cần phải ghen tuông hay quá ích kỷ. Nhưng do tính thích sở hữu, thích chỉ đạo và cảm giác luôn xem mình là quan trọng, đã khiến nhiều bạn cư xử không “đẹp” và luôn thích “bo xì” bạn mình như một trò chơi thời còn bé”.

Tình bạn: dễ sứt mẻ, khó lành

Có những chuyện khiến bạn có thể rất giận và khó bỏ qua cho người bạn của mình. Nhưng nếu lỗi ở chính đối phương, tại sao bạn không cùng nhẹ nhàng ngồi phân tích, chỉ ra cái sai của bạn mình để cả hai cùng khắc phục?

Nếu bạn vì cái tôi ích kỉ của bản thân mà sẵn sàng “bo xì” bạn bè khi cần, rồi thích thì làm hòa trở lại, thì tình bạn của cả hai cũng không còn nguyên vẹn nữa, bởi vì bạn không phải trẻ con.

Bạn đã lớn và tình bạn cũng đã đi theo hướng khác. Không biết cách cư xử khéo, người thiệt thòi và lạc lõng là chính bạn.

(Theo Mực tím)

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm