| Hotline: 0983.970.780

101 câu hỏi về nâng mũi

Thứ Bảy 16/02/2019 , 08:01 (GMT+7)

Nâng mũi là một dịch vụ được nhiều người lựa chọn nhất trong các dịch vụ làm đẹp và cũng là dịch vụ có tỷ lệ hỏng, phải sửa lại nhiều nhất.

Để quyết định chỉnh sửa mũi, người ta cân nhắc, đắn đo với hàng trăm câu hỏi. Chúng tôi sẽ chọn những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, nhờ TS.BS Nguyễn Thị Kiều Thơ, giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, chuyên tu phẫu thuật tạo hình tại Úc, hiện là chuyên gia tạo hình thẩm mỹ tại Thẩm mỹ viện Micracle (214/19A Nguyễn Văn Nguyễn, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM) giải đáp.

bs-kieu-tho-1-1165326238
TS.BS Nguyễn Thị Kiều Thơ

Sau khi thực hiện phẫu thuật nâng, chỉnh sửa mũi bao lâu thì bệnh nhân có thể đi làm bình thường được?

Với những người có công việc không phải giao tiếp với khách hàng thì sau 2 ngày, bạn có thể đi làm bình thường cùng chiếc mũi đeo nẹp và dán băng. Rất nhiều người vẫn xử lý như vậy. Còn nếu công việc cần phải lộ diện giao tiếp với mọi người thì bạn cần 1 tuần, sau khi gỡ nẹp, cắt chỉ và mũi bớt sưng rồi hãy đi làm.

Với những người đã từng sửa mũi nhiều lần, thậm chí sang tận Hàn Quốc để chỉnh sửa, sau một thời gian thấy có hiện tượng sụn bị đẩy ra và nhô lên đầu mũi, nhiều người phải rút cây nâng mũi ra. Vậy nếu muốn nâng lại thì nên chọn vật liệu nào?

Bất cứ vật liệu tổng hợp nào thì đều có nguy cơ biến chứng: nhiễm trùng hoặc lộ ra do dùng cây nâng mũi quá dài hoặc quá cao... Do đầu mũi có cấu trúc giải phẫu là sụn, di động nên để chỉnh sửa đầu mũi như kéo dài đầu mũi hay nâng cao thì vật liệu sụn tự thân luôn là cái tối ưu nhất. Sụn tự thân thường được lấy từ chính vách ngăn, vành tai, sụn sườn của chính khách hàng. Để làm mũi từ sụn tự thân thì bác sĩ phẫu thuật phải vững kỹ thuật để xử lý, hạn chế tình trạng sụn biến dạng hoặc tiêu đi.

Tuy nhiên, có những trường hợp chỉnh hình mũi không nhất thiết phải dùng sụn tự thân. Ví dụ chỉ muốn nâng cao phần sống mũi, vị trí này có bản chất giải phẫu là xương cứng và không di động nên có thể dùng các vật liệu tổng hợp như silicone hay Gore-tex…

Việc gây mê khi phẫu thuật nâng mũi, người nâng mũi sau khi ngủ một giấc dậy là có mũi mới, với hình thức gây tê, vừa mổ vừa nói chuyện bình thường với bác sĩ, nên chọn hình thức nào thì tốt hơn?

Nếu chọn phương thức gây tê khi phẫu thuật để vừa mổ vừa nói chuyện, chứng tỏ khách hàng rất yên tâm tay nghề của bác sĩ phẫu thuật. Khách hàng yên tâm theo dõi bác sĩ đang làm gì và làm như thế nào. Bất kì một cuộc phẫu thuật dù nhỏ hay lớn, đều có tiềm ẩn rủi ro, nên khi khách hàng hiểu được, bạn sẽ đồng hành với bác sĩ theo dõi, chăm sóc sau mổ, hạn chế rủi ro, không phải lo lắng quá mức về diễn tiến sau mổ. Ngoài ra, nếu bạn còn tỉnh táo sau mổ, bạn sẽ được nhìn kết quả hình dạng mũi của mình khi chưa bị sưng nề.

Tuy nhiên, có những khách hàng rất lo lắng, huyết áp cao, tình trạng sức khỏe khó thực hiện cuộc mổ gây tê cũng như ảnh hưởng chất lượng cuộc phẫu thuật thì khách hàng cần gây mê và ngủ ngon một giấc, tỉnh dậy khi mọi việc đã xong.

Khách hàng nâng mũi bằng vật liệu tự thân là sụn sườn, đó là mổ lớn, cần làm trong bệnh viện, bắt buộc phải gây mê.

nng-mui-bng-filler-4164209663
Ảnh minh họa

Với người lúc trẻ bị tai nạn gãy sóng mũi. Nay đã lớn tuổi, muốn mổ nâng mũi để có cái mũi bình thường, liệu có được không?

Nhu cầu làm mũi đẹp và kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh sửa, nâng mũi không bị hạn chế bởi tuổi già. Chỉ yêu cầu người muốn nâng, chỉnh sửa mũi cần phải đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe xem có bệnh lý gì đặc biệt có thể ảnh hưởng cuộc phẫu thuật hay không mà thôi.

Những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng, hay ngứa, chảy nước mũi khiến phải gãy, dụi nhiều thì có nâng mũi được không?

Khi viêm mũi dị ứng khiến mũi dễ chảy nước, ngứa... khiến người bệnh hay gãi, dụi, điều này e rằng sẽ gây ra tình trạng di lệch sống mũi trong thời gian hậu phẫu. Tốt nhất, trước khi làm đẹp, bạn nên đến bác sĩ tai uũi họng khám và điều trị để tránh xảy ra việc ngứa mũi, dụi mũi sau khi nâng.

Những Việt kiều muốn tranh thủ phẫu thuật mắt, nâng mũi với cằm… trong thời gian về thăm quê hương thì cần thời gian bao lâu cho các bộ phận chỉnh sửa hồi phục bình thường?

Trong tình trạng diễn tiến bình thường sau mổ, với mắt, cần khoảng 5-7 ngày để phục hồi. Với mũi, bạn cần 7 ngày đặt nẹp và 1 tuần sau đó để giảm phù nề. Còn với cằm, tùy theo bạn sử dụng loại hình phẫu thuật nào, độn cằm hay trượt cằm. Nếu bạn độn cằm bằng vật liệu tổng hợp thì cần 1 tháng để theo dõi những biến chứng có thể xảy ra.

Với những người mũi vốn ngắn mà muốn sửa theo kiểu mũi dài ra có được không? Và có cách nào để sống mũi không trồi lên và gây thủng đầu mũi hay không?

Bác sĩ có đào tạo chuyên khoa thẩm mỹ thực hiện và với kỹ thuật tiên tiến hiện nay, thì việc chỉnh sửa mũi ra cho những dạng mũi ngắn, hếch, hở hoặc biến dạng mũi do tai nạn hoặc bị bẩm sinh dị tật sứt môi... là điều có thể thực hiện.

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bạn nên gặp bác sĩ để được khám - tư vấn phương pháp và vật liệu tối ưu phù hợp với mình để hạn chế biến chứng.

(Kiến thức gia đình số 7)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.