| Hotline: 0983.970.780

1,1 tỷ USD và tham vọng độc chiếm sông Hồng: Chuyên gia kinh tế và giới khoa học phản đối

Thứ Hai 09/05/2016 , 13:30 (GMT+7)

Mặc dù được đa số bộ, ngành và các địa phương liên quan ủng hộ chủ trương đầu tư, nhưng Dự án giao thông thủy xuyên Á của Cty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình (Tập đoàn kinh tế Xuân Thành) vấp phải sự phản biện của các nhà khoa học. Từ các chuyên gia về kinh tế, môi trường, nông nghiệp đều lên tiếng mổ xẻ những bất cập của siêu dự án 1,1 tỷ USD này.


Sông Hồng bị sạt lở (đoạn chảy qua TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ)

Nhiều rủi ro, bất cập

Theo báo cáo đề xuất dự án của Cty TNHH Xuân Thiện, để thu hồi số vốn 24.500 tỉ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD) DN này sẽ trông chờ vào các nguồn thu chính bao gồm: Thu phí luồng tuyến trên từng đoạn, thu từ khai thác cảng, lợi ích xã hội lượng hóa bằng tiền.

Bản thân nhà đầu tư cũng khẳng định: Dự án này chủ yếu trông chờ vào nguồn vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại trong nước (khoảng 70% tổng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án).

Với thời gian hoàn vốn dự tính khoảng 25 năm thì việc sử dụng vốn vay thương mại thông thường dễ phát sinh rủi ro cho cả ngân hàng và nhà đầu tư vay vốn.

Phân tích dự án dưới góc độ kinh tế, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh (nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương) khẳng định: Về năng lực tài chính, nếu dự án được phê duyệt thì nhà đầu tư phải đi vay tới 70% số vốn từ các ngân hàng thương mại với lãi suất từ 4 - 9%/năm. Từ số tiền vay đến thời hạn vay đều tiềm ẩn nhiều rủi ro, và họ nói sẽ thu hồi bằng việc bán điện và thu phí đường thủy.

18-08-05_le-dng-donh
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh

Điều này không ổn ở chỗ nhà đầu tư sẽ sở hữu dòng sông đến bao giờ thu đủ vốn mới thôi chứ không bàn giao cho nhà nước. Làm gì có chuyện một dòng sông có vai trò quan trọng với hàng triệu người lại có thể giao cho một công ty vận hành khai thác mãi được.

Về tính hợp lý và tính khả thi của các nguồn thu, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị Bộ GT-VT xem xét khi đề xuất dự án của Cty Xuân Thiện.

Cụ thể, việc thu hồi bằng nguồn bán điện, theo nội dung đề xuất dự án, giá bán điện giai đoạn năm 2024 - 2030 là 1.500 đồng/kWh, giai đoạn năm 2031 - 2035 là 1.800 đồng/kWh, giai đoạn 2035 - 2040 là 2.100 đồng/kWh.

Theo chủ trương chung của Chính phủ trong việc phát triển thị trường phát điện cạnh tranh, giá bán sẽ thực hiện theo cơ chế cạnh tranh, đồng thời cần tính đến chi phí đầu tư đường dây để đấu nối các dự án thủy điện với hệ thống điện quốc gia.

Với nguồn thu từ phí đường thủy nội địa: Hiện nay việc thu phí đường thủy nội địa để hoàn vốn cho các dự án giao thông đường thủy chưa có quy định cụ thể. Bộ GT-VT cần nghiên cứu các nội dung về đối tượng, khả năng, vị trí trạm thu phí, mức phí đảm bảo tính khả thi của dự án.

Về cơ cấu nguồn vốn và khả năng huy động vốn, Bộ Tài chính khẳng định: Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư.

Trong khi đó, hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư về nguồn vốn tự có chỉ 10%. Số vốn 90% còn lại huy động từ ngân hàng và các nguồn khác là chưa phù hợp.

Trong văn bản phúc đáp Bộ GT-VT về việc đề xuất dự án giao thông thủy xuyên Á, Bộ KH-ĐT cũng yêu cầu Bộ GT-VT hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện đúng theo các quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Bởi theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư của dự án này tăng 4 lần so với tính toán của Bộ GT-VT.

Cụ thể, căn cứ Quyết định số 4835/QĐ-BGTVT, tuyến luồng vận tải thủy từ Việt Trì đến Lào Cai có tổng mức đầu tư 5.290 tỷ đồng (đoạn Việt Trì - Yên Bái 990 tỷ đồng, đoạn Yên Bái - Lào Cai 4.300 tỷ đồng). Trong khi đó, theo đề xuất sơ bộ của nhà đầu tư là Cty Xuân Thiện, dự án có tổng mức đầu tư rất lớn, khoảng 21.103 tỷ đồng, tức gấp 4 lần so với dự kiến của Bộ GT-VT.


Ảnh minh họa

Chính vì vậy, Bộ KH-ĐT đề nghị Bộ GT-VT cần có đánh giá và khẳng định rõ tính phù hợp giữa đề xuất của nhà đầu tư về quy mô, tổng mức đầu tư dự án với các mục tiêu chiến lược, quy hoạch phát triển ngành đường thủy nội địa.

Các địa phương chịu ảnh hưởng còn thờ ơ?

Căn cứ báo báo đề xuất dự án của Cty TNHH Xuân Thiện, sẽ có khoảng 400 hộ dân ở 31 xã thuộc địa bàn Yên Bái, Lào Cai chịu ảnh hưởng. 1.202.354m2 đất (trong đó có 961.955m2 đất nông nghiệp), 469 căn nhà, 24 cơ sở sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng dự án...

Mặc dù vậy, có cảm giác trong các văn bản tham gia ý kiến đề xuất dự án của các tỉnh Yên Bái, Lào Cai lại khá ngắn gọn và đơn giản.

Tại văn bản ngày 14/9/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, ông Doãn Văn Hưởng nêu ý kiến: Đồng ý về chủ trương đầu tư dự án như đề xuất của Cty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình. Đề nghị Bộ GT-VT tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Trong bước nghiên cứu tiếp theo đề nghị Bộ GT-VT chỉ đạo nhà đầu tư phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai trong việc nghiên cứu lập dự án nhằm đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của dự án và các yếu tố liên quan đến tác động môi trường.

Tương tự, văn bản của UBND tỉnh Yên Bái do Chủ tịch tỉnh Phạm Thị Thanh Trà ký cũng gần như y nguyên tỉnh Lào Cai. Có chăng, đại diện tỉnh này chỉ thêm vào ý kiến nhỏ: Có phương án giải quyết những phát sinh thực tế đảm bảo hài hòa quyền lợi các nhà đầu tư dọc sông Hồng nằm trong phạm vi dự án (các điểm mỏ cát, sỏi dọc tuyến sông đã được tỉnh cấp giấy phép khai thác, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hạ tầng…).

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói: “Tôi hoàn toàn không đồng ý và thực sự bất ngờ với ý kiến của ai đó nói rằng đa số các bộ ngành, địa phương ủng hộ chủ trương đầu tư dự án này. Theo tôi, đối với một dự án lớn như thế này cần phải lập Hội đồng độc lập nhà nước và lấy ý kiến của cơ quan tư vấn quốc tế về tác động của dự án chứ không thể đưa ra đánh giá tác động sơ sài để thực hiện dự án được”.

Việc xây dựng, can thiệp các công trình trên sông Hồng hết sức phức tạp

Giáo sư Trần Đình Hòa, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (Bộ NN-PTNT) nhận định: Đối với dự án của Cty TNHH Xuân Thiện đề xuất cho khu vực thượng nguồn sông Hồng cần phải nghiên cứu kỹ bởi thực tế đã chứng minh việc xây dựng, can thiệp các công trình trên sông Hồng hết sức phức tạp.


Nhà đầu tư bỏ 1,1 tỷ USD và được quyền sở hữu, khai thác sông Hồng vô thời hạn? (Ảnh: Phạm Thanh/cafef.vn)

Theo GS Hòa, trong những năm gần đây, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở hạ du sông Hồng về mùa khô ngày càng trở nên trầm trọng. Việc lấy nước phục vụ sản xuất vô cùng khó khăn.

Mực nước sông Hồng có nơi bị hạ thấp so với trước đây từ 2 - 5m. Có hai nguyên nhân chính của vấn đề này. Một là việc khai thác cát thiếu quy hoạch vượt mức cho phép, hai là việc xây dựng các công trình ở thượng nguồn.

Chính vấn đề này đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống, môi trường của vùng hạ du sông Hồng. Trước hết là về cấp nước cho sản xuất: Một số hệ thống trạm bơm, kênh lấy nước trực tiếp từ sông Hồng bị treo chõ, khô đáy như hệ thống Thủy nông Liên Mạc (sông Nhuệ) đã đồng thời gây ô nhiễm môi trường nặng nề; Hệ thống đại Thủy nông Bắc Hưng Hải cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lấy nước theo kế hoạch có khi chỉ đạt hơn 50% theo thiết kế ban đầu; cấp nước cho sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng, mực nước ngầm cũng bị hạ thấp rất nhiều so với trước đây...

Để khắc phục vấn đề này, Bộ NN-PTNT đã rất thận trọng đề nghị Chính phủ và Bộ KH-CN cho phép triển khai đề tài nghiên cứu đầy đủ trước khi có những quyết định tiếp theo.

Cụ thể, đề tài “Nghiên cứu tổng thể giải pháp công trình đập dâng nước nhằm ứng phó tình trạng hạ thấp mực nước, đảm bảo an ninh nguồn nước cho vùng hạ du sông Hồng” đã được Bộ NN-PTNT giao cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chủ trì với sự phối hợp thực hiện của Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi. Bộ KH-CN cũng đã thành lập nhiều Hội đồng tham vấn với nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau để tư vấn xác định nhiệm vụ nghiên cứu cho đề tài. Chính vì vậy, việc thực hiện dự án cần phải nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm