| Hotline: 0983.970.780

12 ngày qua 6 nước Tây Âu

Thứ Hai 19/12/2011 , 11:14 (GMT+7)

Vừa qua tôi tham gia đoàn doanh nghiệp Việt Nam đi xúc tiến thương mại tại Châu Âu do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Vừa qua tôi tham gia đoàn doanh nghiệp Việt Nam đi xúc tiến thương mại tại Châu Âu do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Đoàn gồm 25 người là Chủ tịch HĐQT, TGĐ và GĐ các doanh nghiệp. Chúng tôi khởi hành từ 2 hướng khác nhau. Các đại biểu ở miền Bắc xuất phát từ Hà Nội, còn các đại biểu ở phía Nam xuất phát từ TPHCM.

Lúc 17h chiều tôi vội vàng từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài. Tại sân bay, nhân viên của VCCI đã lo mọi thủ tục lên máy bay cho cả đoàn. Đoàn chúng tôi đến sân bay Bangkok (Thái Lan) lúc 22h35 giờ Bangkok. Tại đây, chúng tôi phải lấy hành lý và đổi máy bay và gặp đoàn đi từ Sài Gòn sang.

0h05 máy bay đi Paris, đến 7h05 giờ Paris chúng tôi đến Kinh đô ánh sáng của thế giới. Một chuyến bay dài 12 tiếng và qua đêm trên bầu trời nhiều nước từ Á sang Âu. Cảm giác sợ phải bay một hành trình dài đã tan biến, thật bất ngờ chuyến bay đã cho tôi một giấc ngủ sâu hiếm khi có được. Đến Paris vào sáng sớm mà tôi cảm thấy như buổi sáng ở Việt Nam vậy. Mặc dù, lúc này đã là 12h05 giờ chiều bên Việt Nam. Tôi đã bắt đầu cảm nhận thấy sự thay đổi múi giờ. 

Tháp Eiffel - biểu tượng của nước Pháp

Nổi tiếng với tên gọi Kinh đô ánh sáng, Paris là một trung tâm văn hóa lớn của thế giới và cũng là một trong những thành phố du lịch thu hút nhiều du khách nhất. Sự nhộn nhịp, các công trình kiến trúc và không gian văn hóa đa dạng đã giúp Paris mỗi năm đón 30 triệu khách nước ngoài. Thành phố này còn được xem như kinh đô của thời trang cao cấp với nhiều khu phố xa xỉ cùng các trung tâm thương mại lớn. Là nơi đặt trụ sở chính của các tổ chức quốc tế như OECD, UNESCO... cộng với những hoạt động đa dạng về tài chính, kinh doanh, chính trị và du lịch đã khiến Paris được coi như một trong bốn "thành phố toàn cầu” cùng với New York, London và Tokyo.

Sân bay Charle de Gaule, nơi 12 năm trước tôi đã từng đến và có một vài kỷ niệm nhỏ. Bây giờ, nó vẫn thế có vẻ cũ kỹ, già nua và không còn gây ấn tượng với tôi như trước nữa. Trái với thông tin mà tôi nhận được, thời tiết ở đây rất lý tưởng, trời nắng ấm với nhiệt độ 23 độ C, độ ẩm không khí vừa phải. Lúc này Paris đang bắt đầu bước vào mùa xuân nhưng giống như mùa thu bên Việt Nam. Thật là tuyệt, có điều mọi người mang theo nhiều quần áo rét nhưng không dùng đến, dù vậy vẫn tốt hơn là phải đi mua nếu trời lạnh.

Từ sân bay chúng tôi đến thăm lâu đài Versailles. Versailles ở cách Paris 18km, và đó là lâu đài đẹp nhất châu Âu. Nơi đây, một nhà vua Pháp khi đi săn thấy địa thế đẹp đã quyết định xây dựng lâu đài Versailles rồi chuyển đến ở và làm việc tại đó. Bây giờ nó như một bảo tàng nghệ thuật. Lâu đài Versailles là công trình ghi dấu những tinh hoa của nghệ thuật Pháp thế kỉ 17 và 18. Kiến trúc của nó tuân theo những quy tắc chuẩn mực của chủ nghĩa cổ điển như tính đối xứng, các hành lang nhiều cột, các công trình nghệ thuật lấy cảm hứng từ truyền thuyết và nghệ thuật cổ đại. Xen vào sự chính xác này là một số nét nghệ thuật Baroque.

Lâu đài đến nay hầu như vẫn giữ nguyên dáng vẻ công trình do vua Louis XIV (1643 - 1715) giao cho kiến trúc sư Le Vau xây dựng năm 1668. Bên trong lâu đài là nhiều phòng lớn như Phòng lớn của Đức Vua, Phòng lớn của Hoàng hậu hay Phòng gương. Các phòng lớn thông nhau bằng các dãy hành lang trang trí lộng lẫy từ sàn nhà đến trần, đây là tác phẩm của những người thợ thủ công do Charles de Brun phụ trách. Phòng gương là căn phòng lớn nhất lâu đài, nó dài tới 73m, một bên nhìn ra khu vườn, một bên được bao phủ bởi 17 tấm gương cực lớn. Bên cạnh các phòng lớn còn có các phòng nhỏ như Phòng ngủ của Đức Vua với rất nhiều tấm thảm và gỗ lát tường mạ vàng...

Lâu đài Versailles bao gồm các cung điện Versailles, Grand Trianon và Pettit Trianon với 700 phòng, 2.513 cửa sổ, 352 ống khói, 67 cầu thang, 483 gương và 13 hecta mái ngói. Diện tích mở cửa cho công chúng tham quan tổng cộng là 67.121 mét vuông. Phần công viên bao phủ diện tích 800 hecta, trong đó có 300 hecta rừng, 2 vườn cảnh kiểu Pháp. Phần công viên này có 20km hàng rào, 42 km đường mòn và 372 bức tượng. Ngoài ra, Versaille còn có 55 hồ, bể chứa nước trong đó lớn nhất là Grand Canal, rộng 23ha với dung tích 500.000 mét khối, ngoài ra phải kể đến 600 vòi phun nước và 35km kênh đào.

Rời lâu đài Versaille, chúng tôi tiếp tục đi thăm sông Seine, nhà thờ Đức Bà và Khải Hoàn Môn. Sông Seine dài 776km, chảy chủ yếu qua Troyses, Paris và Rouen. Thượng nguồn sông Seine ở cao nguyên Langres. Sông chảy theo hướng từ đông nam sang tây bắc rồi đổ ra biển Le Havre. Dọc hai bên bờ sông có rất nhiều công trình nổi tiếng. Sông Seine cũng là đề tài sáng tác của nhiều họa sĩ, nhà văn… Hai bên bờ sông Seine là các công trình ghi dấu ấn kiến trúc độc đáo như: Cầu Alexandre-III, Palaise de Chaillot, Quảng trường Concerde…

Ngày hôm sau chúng tôi đi thăm Bảo tàng Louvre, Tháp Eiffel và vào mấy siêu thị mua sắm. Lourve là một viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử nằm tại Quận 1, thành phố Paris. Louvre có vị trí ở trung tâm lịch sử của thành phố, lại nằm bên bờ sông Seine. Louvre vốn là một pháo đài được vua Philippe Auguste cho xây dựng vào năm 1190. Hiện Louvre là một những những viện bảo tàng nổi tiếng nhất thế giới, nơi trưng bày các hiện vật về những nền văn minh cổ. Với diện tích 210 ngàn mét vuông, Louvre trưng bày 35.000 trên tổng số 380.000 hiện vật. Trong đó có những tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của lịch sử nghệ thuật như: Tượng thần Vệ nữ, Tượng thần chiến thắng Samothrace, Mona Lisa, Nữ thần Tự do…

Tháp Eiffel làm bằng sắt nằm trên công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine. Vốn có tên nguyên thủy là tháp 300m, công trình do Gustave Eiffel cùng các đồng nghiệp xây dựng nhân triển lãm thế giới năm 1889, cũng là dịp kỷ niệm 100 năm cách mạng Pháp. Chiều cao nguyên bản của tháp là 300m, theo đúng thiết kết, nhưng những cột ăng ten trên đỉnh giúp tháp đạt tới 325m. Từ khi khánh thành vào năm 1889, tháp là công trình cao nhất thế giới và giữ vững ngôi vị này trong suốt 40 năm, trở thành biểu tượng của Kinh đô ánh sáng.

Ngày thứ ba, chúng tôi đi thăm Reims, là nơi sản xuất rượu Champion nổi tiếng thế giới. Rượu ở đây được làm và được bảo quản trong lòng đất. Chúng tôi đã được nghe giới thiệu quy trình SX rượu ngay dưới lòng đất. Rượu được đóng chai xếp trên giá gỗ và được dặt trong các đường hầm ở những độ sâu khác nhau, tùy theo thời gian bảo quản va tuổi của rượu. Có nơi cất rượu sâu hàng trăm mét. Kết thúc buổi tham quan mỗi người được thưởng thức một ly rượu. Phải nói rằng rượu ở đây thật ngon và thơm.

Sau khi thưởng thức rượu tôi bắt đầu đi tìm mua rượu để về làm quà. Vào quầy bán hàng ngay bên cạnh thấy có rất nhiều loại rượu chất lượng khác nhau và tất nhiên giá cũng khác nhau. Nói tóm lại giá rượu ở đây rất đắt. Điều chúng tôi lo lắng là làm sao mang được những chai rượu tiền triệu, thậm chí chục triệu này về mà không bị vỡ. Nhưng may mắn là, mỗi chai rượu đều có bao bì cứng bọc bên ngoài. Có lẽ tiền nào mua được của ấy chăng? (Còn nữa)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm