| Hotline: 0983.970.780

1.200 nông dân trồng cà phê giao lưu ở Tây Nguyên

Thứ Hai 13/03/2017 , 20:13 (GMT+7)

Tối 12/3, tại Quảng trường 10/3 TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk đã diễn ra chương trình “Đêm hội vào mùa” do Cty CP Phân bón Bình Điền tổ chức, với sự tham dự của hơn 1.200 nông dân sản xuất cà phê tiêu biểu trong cả nước.

Đây là lần thứ 4 Bình Điền tổ chức chương trình này, trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017.

10-19-50_1
Biểu dương 30 nông dân trồng cà phê tiêu biểu
 

Đêm hội năm nay mang chủ đề “Cho Tây Nguyên thêm xanh” với các nội dung hướng đến giá trị cốt lõi là nông dân, bao gồm 3 phần chính: Bình minh trên nương rẫy; Cao nguyên vẫy gọi; Cho Tây Nguyên thêm xanh.

Thông điệp chính của chương trình là kêu gọi nông dân Tây Nguyên và nông dân cả nước “hãy mạnh dạn và thông minh ứng dụng những tiến bộ mới, hãy liên kết lại để cho Tây Nguyên nói riêng, những vùng trồng cà phê trong cả nước nói chung luôn mãi một màu xanh bạt ngàn cà phê”. Đến tham dự chương trình có lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Lăk; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Cty CP Phân bón Bình Điền.

“Đêm hội vào mùa” là một chương trình nghệ thuật, tọa đàm hướng đến giá trị cốt lõi là nông dân, xoay quanh chủ đề cầu cho mưa thuận gió hòa, hướng đến đời sống hàng ngày cũng như xoay quanh cây cà phê.

Chương trình thể hiện mong muốn của bà con nông dân về những vụ mùa cà phê trĩu quả, những đồi cà phê xanh bạt ngàn thích ứng với biến đổi khí hậu, thể hiện sự khởi đầu và tạo nên khí thế hăng say của bà con các dân tộc Tây Nguyên cùng bước vào một vụ mùa thắng lợi. Chương trình cũng thể hiện lại những nghi lễ cầu cho mưa thuận gió hòa của các dân tộc Tây Nguyên, cầu cho cây cà phê mãi xanh tươi, hướng tới sự ấm no, thịnh vượng, hạnh phúc.

Chương trình còn tôn vinh 30 nông dân tiêu biểu nhất trong lĩnh vực sản xuất cà phê của 10 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị, Sơn La và Điện Biên. Đây là những nông dân sản xuất cà phê giỏi, biết áp dụng các tiến bộ KHKT nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, sản xuất theo mô hình bền vững đạt được những kết quả cao. Chương trình cũng tôn vinh những nhà khoa học, hiệp hội có những đóng góp xuất sắc cho ngành cà phê trong những năm qua.

10-19-50_2
Giao lưu trong đêm hội để hợp tác giúp nông dân phát triển cà phê bền vững

 

Trong phần giao lưu, tọa đàm của “Đêm hội vào mùa”, Cty CP Phân bón Bình Điền đã bắt tay hợp tác chiến lược với Sở NN-PTNT tỉnh ĐăkLăk và Cty CP VinaCafe Biên Hòa trong việc xây dựng và vận hành chương trình “Hỗ trợ phát triển Cà phê Buôn Ma Thuột”.

Theo đó, chương trình sẽ giúp bà con khắc phục những khó khăn mà người nông dân trồng cà phê đang phải đối mặt như thiếu vốn, thiếu hiểu biết về quy trình kỹ thuật canh tác, về đất trồng, về tình trạng lão hoá của cây cà phê, về kỹ thuật thu hoạch, chế biến đảm bảo chất lượng, VSATTP và thân thiện môi trường...

Thông qua chương trình, Bình Điền cũng kêu gọi thêm sự đồng thuận, sự chung tay góp sức từ nhiều DN và tổ chức khác trong và ngoài nước; đặc biệt là kêu gọi nông dân, những người trực tiếp làm nên hạt cà phê, hãy mạnh dạn và thông minh ứng dụng những tiến bộ mới, hãy liên kết lại với nhau và liên kết với DN để cho Tây Nguyên nói riêng và những vùng trồng cà phê trong cả nước nói chung luôn mãi một màu xanh bạt ngàn cà phê.

Với kinh nghiệm về sản xuất phân bón và phương châm trao cho bà con kỹ năng làm chủ sản phẩm, Bình Điền luôn sẵn sàng làm người bạn đồng hành, sát cánh với bà con Tây Nguyên và nông dân sản xuất cà phê cả nước trong việc tăng năng suất và chất lượng, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển và khẳng định thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Việt Nam với thị trường thế giới.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm