| Hotline: 0983.970.780

13 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây lúa

Thứ Năm 26/02/2015 , 09:47 (GMT+7)

Từ lâu các nhà khoa học đã xác định được 13 nguyên tố dinh dưỡng được coi là thiết yếu cần được cung cấp qua phân bón cho cây trồng. 

Dựa vào số lượng cây lúa cần sử dụng người ta chia các nguyên tố thiết yếu thành 3 nhóm: Đa lượng, trung lượng, vi lượng.

Nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần nhiều được gọi là đa lượng gồm đạm (N), lân (P), kali (K), nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần trung bình được gọi là trung lượng gồm có canxi (Ca), magie (Mg), silic (Si), lưu huỳnh (S), nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần ít được gọi là vi lượng gồm có 6 nguyên tố: Sắt (Fe), kẽm (Zn), man gan (Mn), đồng (Cu), bo (B), mô líp đen (Mo).

- Vai trò của canxi: Canxi là một thành phần thiết yếu cấu tạo của tế bào, giúp cho sự hình thành và phát triển rễ, canxi làm tăng hoạt tính của một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây giúp cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển đường đến hạt của cây lúa, canxi còn giúp cho cây lúa chịu úng, khi bón canxi vào đất vai trò đầu tiên là làm giảm độc hại của Fe, Al.

- Vai trò của magie (Mg): Là thành phần cấu tạo diệp lục, nâng cao hiệu suất quang hợp, tổng hợp gluxit trong cây, tham gia vào nhiều loại men, hợp protein cho hạt, Mg giữ cho độ pH trong tế bào của cây ở phạm vi thích hợp, tạo điều kiện tốt cho các quá trình sinh học để tổng hợp dinh dưỡng.

- Vai trò của lưu huỳnh (S): Tham gia trong quá trình hình thành các axit amin, protein, xúc tiến nhiều quá trình sinh học trong cây như quang hợp, hô hấp, xúc tiến quá trình chín của hạt.

- Vai trò của silic (Si): Si khi phân tích trong cây lúa ta thấy, 1 tấn thóc cây lúa hút khoảng 15 - 20 kg N thì có đến 80 kg SiO2, như vậy cây lúa hút Si nhiều hơn gấp 4 lần đạm. Si có vai trò đặc biệt để hình thành lông, gai ở bẹ và thân lá lúa, làm tăng khả năng chống đổ ngã, chống sự thâm nhập của sâu bệnh.

- Vai trò của các nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Mn, Cu, B và Mo) các nguyên tố vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng tham gia vào hoạt động của các men để hình thành các vitamin, khoáng hòa tan, tổng hợp dinh dưỡng dự trữ vào hạt làm tăng hương vị, chất lượng cho hạt gạo, giảm gạo gẫy tăng độ bóng, độ trong của hạt gạo, tăng mùi thơm, tăng độ dẻo, tăng giá trị nông sản.

- Phân lân Văn Điển ngoài lân dễ tiêu (P2O5) = 16%, còn có hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là canxi 28 - 30%, magie 15 - 17%, silic 24 - 30% cùng các chất vi lượng: Sắt 4%, đồng 0,02%, kẽm 0,02%, bo 0,04%, mô líp đen 0,02% và mangan 0,02%.

Tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng lên đến 72% với cây lúa trên các loại đất không phải là đất phèn thì chỉ cần bón 400 - 500 kg/ha là thỏa mãn đủ lân, canxi, magie, silic và 6 chất vi lượng.

Còn trên đất phèn, phèn mặn thì lượng bón cao hơn từ 600 - 700 kg/ha, đã thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa.

- Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa 10 nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan.

Gồm phân chuyên dùng bón lót trước khi cấy hoặc gieo sạ có các dòng sản phẩm: ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2, ĐYT NPK 10.12.5. Các loại này có hàm lượng dinh dưỡng trung vi lượng chiếm đến 48%, với lượng bón lót từ 700 - 800 kg/ha đối với ĐYT NPK 5.10.3 hoặc 6.11.2.

Hoặc bón 500 - 600 kg/ha đối với ĐYT NPK 10.12.5 là thỏa mãn tất cả các chất đa trung vi lượng cho cây lúa trong thời kỳ làm đòng.

Phân chuyên dùng bón thúc đẻ nhánh có các dòng sản phẩm ĐYT NPK 16.5.17, ĐYT NPK 12.8.12 chứa các chất trung vi lượng từ 22 - 40% tùy theo từng loại. Với định mức bón 360 - 400 kg/ha ĐYT NPK 16.5.17 hoặc bón 450 - 500 kg/ha ĐYT NPK 12.8.12 là cây lúa thỏa mãn tất cả nhu cầu dinh dưỡng để đẻ nhánh.

Thực tế nhiều năm qua cho thấy phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân cả nước tin dùng và mang lại hiệu quả. Hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư.

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa 10 nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm