| Hotline: 0983.970.780

130 tiểu thương trắng tay do cháy chợ lớn nhất Hương Khê

Chủ Nhật 18/09/2016 , 20:05 (GMT+7)

Chỉ trong một đêm, ngọn lửa hung hãn đã thiêu rụi hàng trăm ki ốt tại chợ Sơn, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Nhiều tiểu thương tay trắng, khóc ròng nhìn đống hàng hóa biến thành tro tàn.

Chúng tôi có mặt tại chợ Sơn sau đám cháy tối ngày 17/9. Cả phố núi vẫn nóng hầm hập những câu chuyện bên lề. Họ là những người dân qua đường, những gia đình ở gần khu chợ... ai ai cũng bàng hoàng, đau xót trước mất mát quá lớn của hàng trăm tiểu thương buôn bán trong chợ hàng chục năm qua.

17-16-00_1

17-16-00_2
Chợ sơn hoang tàn sau vụ hỏa hoạn

Đôi mắt thẫn thờ vì thức trắng đêm, bà Cao Thị Nga (66 tuổi) sụt sùi: “Mất hết rồi, trắng tay rồi. Toàn bộ tài sản của gia đình đều tập trung ở cái ki ốt trong đình giờ cháy sạch rồi”.

Bà Nga có thâm niên bán quần áo vải vóc ở chợ Sơn gần 20 năm, đêm 17/9, bà nghe người con đang đi chơi gọi điện về báo chợ cháy rồi. Đang ăn cơm, bà vội buông bát chạy sang. Đến nơi thì lửa đã bao trùm gần hết.

“Lúc đó tôi chỉ biết đứng ở ngoài gào thét nhờ người cứu giúp nhưng ai cũng bất lực. Hàng chục triệu đồng lấy hàng về chuẩn bị bán mùa thu và mùa đông giờ đều cháy thành than cả rồi”, bà Nga buồn bã.

Bà Nguyễn Thị Hồng, xóm 5, xã Gia Phố than thở: “Hơn 500 triệu đồng cả vốn lẫn lời của tôi giờ không còn chi nữa. Mai mốt không biết làm gì để sống, kiếm đâu ra tiền trả lãi ngân hàng”.

17-16-00_3
Lực lượng chức năng canh chừng đám cháy bùng phát trở lại

May mắn cứu vớt được ít hàng hóa nhưng thiệt hại do vụ cháy gây ra đối với chị Lê Thị Hiền (43 tuổi), trú tại khối 1, thị trấn Hương Khê cũng lên đến trên dưới 1 tỷ đồng. Chị Hiền cho hay, có 2 ki ốt nằm phía ngoài đình chợ Sơn nên khi nghe tin chợ cháy chị cùng chồng tức tốc chạy sang phá cửa để cứu hàng hóa. Thấy người dân cũng xông vào ôm hàng chạy ra, tưởng người ta giúp chị nhưng không ngờ ra ngoài bãi thì không thấy hàng của gia đình đâu cả.

“25 năm buôn bán trong chợ, bao nhiêu vốn liếng trong nhà, kể cả lương của chồng cũng dồn hết vào đấy. Cửa hàng tôi bán sỉ nên thiệt hại rất lớn, sổ ghi nợ để trong ốt cũng cháy thành tro rồi”, chị Hiền nói.

Được biết, trong vụ cháy đêm 17/9 hộ bị thiệt hại ít nhất cũng vài trăm triệu đồng, hộ nhiều lên đến tiền tỷ. Ngoài thiệt hại về tài sản, một số tiểu thương còn bị cháy tiền mặt cất giữ.

17-16-00_4

17-16-00_5
Hơn 130 hộ kinh doanh tay trắng sau một đêm

Chợ Sơn được xây dựng từ năm 1997 đến năm 1999 đưa vào hoạt động. Vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người nhưng đã thiêu rụi toàn bộ khối lượng hàng hóa của 130 hộ kinh doanh tại khu vực đình chính, bao gồm: 1 hộ kinh doanh thuốc tân dược; 8 hộ kinh doanh bánh kẹo; 8 hộ kinh doanh chăn, ga, gối, đệm; 3 hộ kinh doanh hàng tạp hóa và 110 hộ kinh doanh vải sợi, quần áo may mặc.

 

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm