| Hotline: 0983.970.780

1,8 vạn con rùa tai đỏ "đi cũng dở, ở không xong"

Thứ Tư 04/08/2010 , 07:15 (GMT+7)

Rùa tai đỏ đã bán ngoài chợ 40.000 đ/kg và các nhà hàng ở TP Cần Thơ mua làm thịt?

Trong những ngày qua, tin rùa tai đỏ (RTĐ) đã “lọt rào” ra môi trường bên ngoài khu vực nuôi nhốt; RTĐ đã bán ngoài chợ 40.000đ/kg và các nhà hàng ở TP Cần Thơ mua làm thịt chế biến món ăn đặc sản… đang làm xôn xao dư luận. Thực hư chuyện này ra sao ?

Tiếp chúng tôi tại Cty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ (Caseamex), một cán bộ công ty (xin không nêu tên) cho hay: Những ngày qua liên tiếp xuất hiện thông tin RTĐ "lọt rào", rồi  RTĐ được bán ra bên ngoài... Chúng tôi khẳng định DN không bán ra ngoài thị trường một con RTĐ nào. Khu vực nuôi nhốt hoàn toàn được đội ngũ bảo vệ canh giữ cẩn thận tại Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản, xã Phú Thạnh, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long).

Theo Caseamex, sau khi được Cục Nuôi trồng thủy sản (Bộ NN&PTNT) đồng ý cấp giấy phép cho nhập khẩu (số 184/NTTS-GP ngày 5/3/2010) với số lượng 40 tấn rùa (Trachemys scripta elegans) xuất xứ từ Mỹ về làm thực phẩm. Caseamex đã nhập về số hàng chia thành 2 đợt: đợt 1 ngày 31/3/2010 nhập khoảng 20 tấn, trị giá 125.000USD; đợt 2 ngày 5/4,  tiếp tục nhập thêm khoảng 20 tấn, giá 125.000 USD. Số RTĐ này được chuyển về tới Trung tâm giống của Công ty tại địa chỉ nói trên và trong các ngày 01-3/4/2010 được Cơ quan Thú y vùng VII kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi nuôi nhốt, kết luận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch. Tình trạng thú y của hàng là rùa khỏe mạnh, linh hoạt.

Theo một số người nuôi cá kiểng tại TP Cần Thơ, từ nhiều năm qua RTĐ đã từng được nuôi dưới hình thức rùa kiểng, nhưng chỉ số ít nhỏ lẻ và chưa thấy bán dùng làm thực phẩm. Hình dáng loại rùa này màu sắc đỏ sọc theo mang tai, mai màu xanh đậm dễ phân biệt so với rùa đen và rùa vàng giống bản địa.

Tuy nhiên thời gian sau đó có hiện tượng RTĐ chết. Tính đến ngày 9/7/2010, trong tổng số 40 tấn RTĐ nhập khẩu về là 23.088 con thì đến nay chết khoảng 10 tấn và còn sống 18.778 con. Đại diện Caseamex cho biết thêm, rùa chết là do sốc môi trường và trong quá trình vận chuyển. Số rùa chết được chôn và tiêu hủy xử lý theo qui định. Tuy nhiên hiện tình trạng rùa chết đã giảm đi rất nhiều. Trong biên bản làm việc vừa qua của của đoàn gồm đại diện Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Sở NN-PTNT Vĩnh Long, các chi cục Thú y, Thủy sản tỉnh Vĩnh Long và Trung tâm giống và Kỹ thuật thủy sản đã đề nghị biện phảp xử lý bằng cách: tiêu hủy ngay số trứng rùa mới đẻ; tiêu thụ làm thực phẩm tại các nhà hàng; tìm hướng tái xuất sang nước thứ 3; tái xuất trả lại nước XK sang Việt Nam và chậm nhất trong quí III phải giải quyết đưa đàn rùa này ra khỏi lãnh thổ nước ta.

Tuy nhiên tình hình tiêu thụ nội địa là rất khó khi liên tiếp những thông tin bất lợi rằng RTĐ quá…tai hại ? Mới đây Chi Cục thủy sản Cần Thơ khuyến cáo không nuôi, mua bán, chế biến, lưu giữ, phát tán RTĐ trên địa bàn thành phố dưới mọi hình thức. Nhất là, theo PGS TS Hoàng Đức Đạt – Viện Sinh học Nhiệt đới TP HCM, RTĐ có thể mang vi khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn khi nhiễm vào thức ăn sẽ gây độc cho người. Do đó, Đại diện của Caseamex thừa nhận: “Hồi lúc đầu DN chưa lường hết khó khăn như thế này, cứ nghĩ đơn thuần về khía cạnh kinh doanh, rằng giá RTĐ nhập về tính gộp chi phí khoảng 150.000đ/kg trong khi giá rùa trong nước đắt hơn, có giá tới 300.000đ/kg. Hơn nữa hệ thống nhà hàng của Caseamex chào hàng cung ứng rất hứa hẹn. Song, hiện thời thì nghe thông tin trên ai cũng lắc đầu chạy dài. Theo dự định chúng tôi xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc nhưng khó quá, vì giá thấp. Do đó chúng tôi đã liên hệ tái xuất trở về Mỹ, chắc chắn sẽ phí tổn thiệt hại, nhưng không còn cách nào khác là phải giải quyết nhanh trong 3 tháng.”

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm